Có hiểu biết vững chắc về giải phẫu mũi, thẩm quyền của bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi là phải có khả năng đánh giá thiếu hụt thẩm mỹ ở mũi hoặc bất thường của mũi và đưa ra giải pháp giải phẫu mũi phù hợp với mong muốn hợp lý của từng bệnh nhân.
Đơn vị thẩm mỹ trong giải phẫu mũi
Da mũi được chia là 9 tiểu đơn vị thẩm mỹ: sống mũi, cánh mũi, đầu mũi, trụ mũi, thành mũi, và tam giác mềm. Trong mỗi đơn vị, các đặc điểm mô học (nghĩa là độ dày và đặc điểm của da) là đồng nhất. Trong giải phẫu mũi, ghép da hoặc vạt da không chỉ tái tạo lại khiếm khuyết mà còn mang lại toàn bộ đơn vị liên quan để cải thiện kết quả thẩm mỹ.

Các mô mềm của mặt ngoài mũi
Da và mô dưới da
So với mũi của người châu Âu, da và mô dưới da của mũi người châu Á thì dày hơn và chứa nhiều tuyến bã nhờn hơn. Tuy nhiên, vẫn gặp các trường hợp ngoại lệ, và có lẽ chính xác hơn để nói rằng da mũi và mô mềm có sự khác biệt lớn trong dân số người Đông nam Á. Mũi có da và mô dưới da dày hơn thường đòi hỏi một kỹ thuật giải phẫu mũi khác và cho thấy tiên lượng cũng khác với mũi có mô mềm mỏng hơn.
Độ dày của mô mềm mũi thay đổi đáng kể từ gốc mũi đến vùng đầu / vùng cánh mũi. Mô mềm dày nhất ở gốc mũi (góc trước mũi), trở nên mỏng hơn ở phần giữa mũi và trở nên dày hơn về phía đầu mũi và cánh mũi. Tuy nhiên, da ở trụ mũi tương đối mỏng. Hai phần ba trên của da mũi và mô mềm tương đối di động hơn và chứa mật độ tuyến bã nhờn thấp hơn. Phần dưới của da mũi tương đối dày hơn và bám dính mạnh vào các mô bên dưới. Nó cũng chứa mật độ tuyến bã nhờn cao hơn. Nói chung, da mũi và mô mềm dày hơn ở bệnh nhân người châu Á sẽ cho phép một mức độ nâng sống mũi bằng chất liệu cấy ghép.
Năm lớp mô mềm mũi
Các mô mềm nằm trên khung xương, bao gồm năm lớp riêng biệt:
- Da
- Lớp mỡ nông
- Lớp cơ xơ hay lớp SMAS
- Lớp mỡ sâu
- Lớp màng sụn/màng xương
Lớp cơ xơ tạo thành SMAS ở mũi. Lớp này cung cấp máu và tạo cho da di động bên trên. Đây là thành phần ở giữa phía sau mô mềm co kéo của mũi.
Da
Trong dân số thì độ dày da ở mũi rất thay đổi ở mỗi cá thể riêng. Như đã đề cập trước đây, da mũi thường dày hơn ở bệnh nhân người châu Á so với bệnh nhân người châu Âu.
Các quần thể giữa các dân tộc và giữa các cá nhân về độ dày của da mũi có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và tiên lượng sau khi giải phẫu mũi. Da mũi dày hơn không liên được hình dạng của khung sụn cánh mũi lớn, và vì lý do này, việc xác định sửa lại hình dạng đầu mũi ở bệnh nhân có da mũi dày hơn sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, da mũi dày hơn có khả năng chống rạn da nhiều hơn (tức là trong phẫu thuật kéo dài đầu mũi). So với mũi da mỏng, phẫu thuật giảm kích thước đầu mũi ở vùng da dày hơn có thể đầu mũi khó nhô ra rõ, vì hiệu ứng xoắn-cuộn kém hiệu quả, có nghĩa là làm lại da phủ qua khung sụn cánh mũi lớn. Sau giải phẫu mũi, phù nề có xu hướng kéo dài ở những bệnh nhân có da mũi dày hơn, sau đó có thể dẫn đến biến đổi xơ hóa. Tuy nhiên, một số tính chất của da mũi dày trở thành một lợi thế khi đặt chất liệu, vì da dày có xu hướng ít nhìn thấy chất liệu ghép qua da và che giấu những bất thường nhỏ trong trong dáng mũi. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải đánh giá kỹ các đặc điểm của da mũi và áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau từ những người châu Âu. Ở những bệnh nhân châu Âu có làn da mỏng hơn, giải phẫu mũi sẽ tạo được đầu mũi như ý muốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân như vậy, da mỏng hơn có thể dễ lộ những bất thường nhỏ và đường viền của khung xương và sụn cánh mũi lớn, với bờ thấp khi có sai sót trong khi mổ.
Thông thường, da mũi dày nhất ở gốc mũi và mỏng nhất ở phần khớp gian mũi. Da trên vùng trên đầu mũi dày hơn da ở khớp gian mũi và đôi khi, còn dày hơn da ở gốc mũi. Trong quá trình phẫu thuật chỉnh mũi gồ, phẫu thuật viên phải cảnh giác điều thực tế rằng độ dày của lớp da thay đổi đáng kể và mỏng nhất ở phần khớp gian mũi. Nếu lấy bỏ phần gồ của sụn và xương theo một đường thẳng, nhưng khi kết quả nhìn nghiêng sẽ có một vết lõm gần khớp gian mũi khi lớp da phủ qua sống mũi, vì sự khác biệt về độ dày của da / mô mềm. Và, khi da sống mũi bị căng giãn, thon dài và di chuyển về phía đầu mũi theo kỹ thuật mở rộng kéo dài đầu mũi, chẳng hạn như ghép mở rộng vách ngăn cho bệnh nhân mũi ngắn người châu Á, bác sĩ giải phẫu mũi có thể thấy sự bất thường của sống mũi thay đổi một chút so với trước khi giải phẫu mũi, bởi vì những đặc điểm giải phẫu về độ dày khác nhau của da sống mũi.
Độ dày da của thùy cánh mũi ở người châu Á thay đổi trong khoảng từ 1 ->2,75 mm. Vùng giữa cánh mũi mỏng hơn, với nền mũi thì dày hơn. Trụ mũi có da mỏng. Ngoài độ dày của da, thì màu sắc của da mũi, tính nhất quán và độ xốp giữa các dân tộc và giữa các cá nhân có thể cũng khác nhau. 1/3 dưới của mũi có rất nhiều tuyến bã nhờn.

Lớp mô mềm dưới da
Từ khớp gian mũi trở xuống thì lớp mô mềm dưới da dày dần.
Giữa lớp da và lớp khung xương sụn thì có bốn lớp riêng biệt: lớp mỡ nông lớp cơ xơ, lớp mỡ sâu và lớp màng xương / màng sụn. Lớp mỡ nông dày hơn ở gốc mũi và trên đỉnh mũi, và mỏng ở phần giữa sống mũi.
Lớp cơ xơ có chứa hệ thống cân mạc nông ở mũi (superfcial musculoapo- neurotic system: SMAS). Cấu trúc này là liên tục với SMAS ở mặt, cân cơ ở đầu và cơ bám da ở cổ. Một số tác giả coi lớp mỡ nông là một phần của SMAS. SMAS ở mũi là một tấm mô liên kết dày đặc, xơ bao phủ, và hình thành chỗ bám của cơ mũi. Rất dễ phân biệt cấu trúc cơ xơ này và dễ dàng tách ra khỏi da mũi ở phần trên của mũi nhưng được gắn chặt vào da và không phân biệt rõ ở phần dưới của mũi. Các mạch máu và dây thần kinh chính thường di chuyển trong hoặc trên SMAS ở mũi. Để tránh tổn thương cho các mạch này và giảm thiểu chảy máu, khi bóc tách tạo khoang bên trong mũi thì nên thực hiện ở dưới lớp mỡ sâu. Lớp mỡ sâu không chứa bất kỳ vách ngăn sợi nào và cho phép sự di chuyển của lớp cơ xơ qua khung xương sụn ở mũi.
Đỉnh tam giác của lỗ mũi không chứa bất kỳ sụn nào và chỉ bao gồm lớp da bên ngoài lớp lót tiền đình mũi trong do đó, gọi là tam giác mềm. Converse định nghĩa tam giác mềm bao gồm hai lớp da liền kề, ngăn cách bởi tổ chức bao quanh lỏng lẻo. Nghiên cứu mô học của Ali-Salaam về tam giác mềm cho thấy ba vùng riêng biệt. Vùng 1 chứa các sợi của cơ nở lỗ mũi, bên dưới vòm của sụn cánh mũi lớn. Đáng chú ý hơn, Vùng 2 bao gồm lớp dưới da nằm dọc theo vành lỗ mũi. Vùng 3 kết hợp các cơ xen kẽ là các phần mở rộng của cơ mũi hoặc cơ hạ vách mũi nằm trong lớp da.
Vết rạch da nằm trong hình tam giác mềm có thể dẫn đến sẹo co rút và biến dạng.
Tóm lại, là một cấu trúc ba chiều, mũi không chỉ là một thành phần trung tâm thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn là một cơ quan hô hấp và khứu giác. Hình dạng bên ngoài và cấu trúc giải phẫu mũi có thể thay đổi đáng kể giữa các dân tộc và từng cá nhân riêng. Bởi vì mục đích của giải phẫu mũi là để thay đổi hình dáng mũi thành hình dạng mong muốn, sự am hiểu về giải phẫu mũi cơ bản là vô cùng quan trọng.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.