Mục Lục Bài Viết
Theo Ths.Bs Hồ Cao Vũ, hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng cần đánh giá kỹ lưỡng nhiều yếu tố như: Chuyên môn và kinh nghiệm bác sĩ; lựa chọn phương pháp phẫu thuật và vật liệu ghép,…
Mũi nằm trục chính diện và là trung tâm của gương mặt. Một thay đổi nhỏ ở mũi cũng dễ nhận thấy, có thể gây nên sự mất cân đối cho gương mặt, nhất là với những trường hợp mũi hỏng, bị biến dạng sau nâng mũi. Điều này có thể mang đến cảm giác tự ti, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý về lâu dài.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ, Ths.Bs Hồ Cao Vũ, cho biết, phẫu thuật tạo hình chỉnh mũi hỏng cần đánh giá kỹ lưỡng nhiều yếu tố hơn so với nâng mũi lần đầu như: chuyên môn và kinh nghiệm bác sĩ trong quá trình khám – tư vấn – phẫu thuật – chăm sóc sau phẫu thuật; lựa chọn phương pháp phẫu thuật và vật liệu ghép; kỹ thuật phẫu tích không gây tổn thương và xơ chai mô thêm; phòng mổ và quy trình vô trùng tuyệt đối trong và 72 giờ đầu sau mổ; tâm lý và mong muốn của khách cùng chi phí…
“Sự thay đổi trong lần giải phẫu trước đó mà khách hàng có thể gặp phải như tổn thương, xơ hóa, co rút mô mềm và các sụn tự thân, xơ hoặc vôi hóa quanh sụn nhân tạo, cũng như diện tích và khối lượng sụn tự thân bị hạn chế trong quá trình chỉnh sửa. Vì thế trước khi phẫu thuật sửa mũi hỏng, khách hàng cần hiểu những vấn đề mình đang gặp phải. Bệnh nhân và bác sĩ phải thỏa thuận về các mục tiêu và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khác sau mổ”, bác sĩ Vũ cho biết.
Dưới đây là một vài lưu ý đến từ Ths.Bs Hồ Cao Vũ, người có nhiều kinh nghiệm sửa các ca mũi lệch trụ, lệch sóng, lệch vách ngăn, mũi ngắn hếch, lộ sóng… dành cho khách hàng trước khi đi nâng mũi lần đầu và sửa mũi hỏng.
Kinh nghiệm và chuyên môn giải phẫu của bác sĩ rất quan trọng
Theo bác sĩ Vũ, so với các phẫu thuật thẩm mỹ khác, nâng mũi và chỉnh mũi lỗi cần nhiều kỹ thuật chuyên sâu, tỉ mỉ và chính xác. Do đó, bề dày kinh nghiệm của bác sĩ cùng việc lựa chọn vật liệu cấy ghép và các loại mảnh ghép khác nhau rất quan trọng. Điều này giúp thiết kế và chỉnh sửa cấu trúc, hình dạng mũi hài hòa với gương mặt; tạo nên dáng mũi tự nhiên cho từng khuôn mặt và gia tăng thời gian sử dụng, hạn chế sửa mũi hỏng nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng.
Bác sĩ cần định hướng dáng mũi phù hợp với cấu trúc giải phẫu
Trước khi nâng mũi, nhiều khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin liên quan đến phẫu thuật trên mạng và đến tư vấn với một vài thẩm mỹ viện khác nhau. Vì thế khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng của mũi hoặc vấn đề đang gặp phải.
Với những trường hợp chỉnh mũi hỏng, sau khi nghe nhiều luồng thông tin khác nhau, khách hàng dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang và có khi sợ hãi trong việc quyết định làm lại và lựa chọn cho mình bác sĩ nào. Bác sĩ cần khám kỹ, giải thích chi tiết và định hướng cho khách hàng hiểu được tình trạng hiện tại, nguyên nhân, cấu trúc mũi phù hợp với phương pháp phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả, hạn chế tình trạng sửa mũi nhiều lần.
Sự hài hoà và bất cân xứng của mũi trên gương mặt
Đối với nâng mũi lần đầu, điều quan trọng là quan sát mũi trong sự liên kết với từng bộ phận trên gương mặt (như mắt, mày, gò má, miệng, cằm…) và tổng hài hòa của gương mặt. Qua đó, bác sĩ có thể nhận ra sự bất cân xứng trên khuôn mặt, từ đó có kế hoạch tạo nên dáng mũi phù hợp, giúp tôn lên sự hài hòa và khắc phục sự bất cân xứng trên gương mặt. Đối với chỉnh mũi hỏng, bác sĩ sẽ kiểm kỹ lưỡng và cẩn thận thêm các thông tin liên quan đến phẫu thuật trước đó.
Lựa chọn vật liệu ghép phù hợp với da, cấu trúc mô mềm dưới da và đầu mũi
Theo bác sĩ Vũ, da đầu mũi quá dày là một yếu tố có thể dẫn đến kết quả không tốt sau khi tạo hình đầu mũi. Da và mô mềm dưới da mũi mỏng có thể làm tăng khả năng nhìn thấy sụn bên dưới. Vì vậy khách hàng có da mũi mỏng không nên chọn phương pháp nâng mũi sử dụng vật liệu ghép.
“Trường hợp sóng mũi đỏ sau nâng mũi, có thể do tăng độ căng mô mềm, điều này được gây ra bởi chiều cao vật liệu ghép quá mức hoặc vị trí sụn ghép nằm ngay dưới da, trên màng xương. Trong những trường hợp như vậy, khoang đặt vật liệu ghép nên chuyển đổi thành mặt phẳng dưới màng xương”, bác sĩ Vũ nói.
Đánh giá kỹ phần đầu và gốc mũi
Mũi được kiểm tra từ gốc mũi đến đầu mũi. Gốc mũi quá cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến hậu quả nhiều biến chứng khi chọn nâng mũi quá cao, không phù hợp với người châu Á.
Đầu mũi nên được đánh giá về chiều cao, thể tích và tỷ lệ. Đầu mũi thấp là nguyên nhân phổ biến của phẫu thuật chỉnh sửa, tiếp theo là đầu mũi to tròn, đầu mũi không đối xứng và đầu mũi bị chèn ép.
Thời điểm tái phẫu thuật mũi
Bác sĩ Vũ cho biết, thời điểm tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng ít nhất là 6-12 tháng sau lần phẫu thuật nâng mũi cuối cùng. Điều này giúp mũi đủ thời gian cần thiết cho quá trình sinh học của mô viêm, tăng sinh sợi và tái tạo mô của cơ thể tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên thời gian chờ đợi có thể dài hơn từ (1 – 2 năm) với trường hợp nhiễm trùng hoặc xơ sẹo nhiều sau phẫu thuật nhiều lần.