Đối với một bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi mới vào nghề, thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hướng giải phẫu của mũi có thể rất khó hiểu.
Sự nhầm lẫn này xuất phát từ thực tế là mũi nằm ở một vị trí nhô ra khác với vị trí lên xuống chuẩn và hướng của đầu (mặt), và các bác sĩ phẫu thuật sử dụng thuật ngữ khác nhau cho hướng và vị trí của mũi
Cấu trúc phẫu thuật tạo hình mũi liên quan đến tắc nghẽn mũi
Một số vị trí giải phẫu có thể trở thành điểm tắc nghẽn mũi. Ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn mũi, những vị trí này đã đánh giá trong quá trình tư vấn trước phẫu thuật.
Niêm mạc
Nguồn gốc của niêm mạc mũi gây tắc nghẽn mũi bao gồm: phì đại niêm mạc, dính mống mắt, viêm mũi do vận mạch, dị ứng chu kỳ sinh lý mũi, và nghẹt mũi phụ thuộc vào tư thế ngủ.

Van mũi ngoài
Van mũi ngoài là một vùng cuối của van mũi trong, từ lỗ mũi ngoài đến bờ đuôi của sụn mũi bên. Van mũi ngoài bao gồm trụ mũi, vách ngăn đuôi, chân của trụ mũi trong vành cánh mũi, trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn và lỗ mũi ngoài. Nguyên nhân gây sập van ngoài bao gồm:
- Cắt bỏ quá nhiều trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn dẫn đến sập cánh mũi
- Sẹo co kéo làm hẹp lỗ mũi
- Lệch phần đuôi của vách ngăn
- Thu gọn cánh mũi quá mức
- Liệt cơ nở mũi do rối loạn chức năng của dây thần kinh mặt
- Khung mũi yếu bẩm sinh
- Quá trình lão hóa
Van mũi trong
Van mũi trong là đoạn giống như khe hở nằm giữa bờ đuôi của sụn mũi bên và vách ngăn. Sự không đầy đủ của van mũi trong có thể là nguyên phát hay thứ phát. Nguyên nhân gây hẹp van mũi trong như sau:
- Độ lệch lồi của vách ngăn cao
- Chấn thương
- Cắt bỏ mũi gồ quá nhiều bao gồm cả sụn mũi bên
- Trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn bị biến dạng gây xẹp sụn mũi bên
- Vết sẹo co kéo sau phẫu thuật chỉnh sụn
- Cắt xương mũi gây hẹp đỉnh hình quả lê
Trong một số trường hợp nhất định, triệu chứng tắc nghẽn mũi do hẹp van chỉ chỉ gặp khi bệnh nhân nằm ngửa. Chỉnh mũi gồ hỗn hợp có thể dẫn đến giảm van mũi trong do sụn mũi bên đi vào trong hơn. Trong những trường hợp như vậy, hình dạng ngoài của mũi là một vết lõm hình chữ V ngược giữa xương mũi và sụn mũi bên, trở nên nhìn thấy rõ hơn khi hít mạnh vào.
Sự tắc nghẽn do sụp các van mũi trong và van mũi ngoài có thể giảm bớt khi lực kéo ở bên da của má tăng lên, được gọi là phương pháp Cottle. Tuy nhiên, phương pháp Cottle không hiệu quả đối với sự sụp của các van, vì nó cũng cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi đối với vách ngăn có liên quan đến xương xoăn dưới.
Nói một cách cụ thể hơn để kiểm tra sự tắc nghẽn do sập van là nâng van mũi trong hoặc van mũi ngoài bằng dùng que tăm bông hoặc dụng cụ curette. Cải thiện triệu chứng tắc nghẽn mũi là nâng các van mũi lên phần vòm mũi, và đó là một phương pháp chính xác để xác định mức độ tắc nghẽn. Điều này đôi khi được gọi là phương pháp cải tiến của Cottle.
Vách ngăn
Một vách ngăn thẳng hoàn toàn là những trường hợp rất hiếm gặp, và có sự lệch nhẹ hay gợn nhẹ lên là khá phổ biến ở người lớn tuổi. Không phải tất cả các vách ngăn bị lệch đều cần phải chỉnh sửa, nhưng vách ngăn lệch là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây tắc nghẽn mũi. Khi lệch vách ngăn xảy ra trong vùng của van mũi trong, nó có nhiều khả năng là nguồn gốc gây tắc nghẽn mũi.
Xương xoăn trong phẫu thuật tạo hình mũi
- Phì đại xương xoăn dưới (cuốn mũi)
Phì đại xương xoăn dưới cũng có thể gây ra tắc nghẽn mũi. Trong hầu hết các trường hợp, phì đại xương xoăn bao gồm chủ yếu là phì đại mô mềm, nhưng phi đại phần xương xoăn không phải là cực kỳ hiếm. Trong số các bệnh ở mũi, thì viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất sẽ dẫn đến phì đại xương xoăn dưới. Các nguyên nhân khác dẫn đến sự phì đại xương xoăn bao gồm URI, viêm xoang, viêm mũi và hormone, thay đổi nhiệt độ và tư thể nằm ngửa. Khi bị lệch vách ngăn, một trong những xương xoăn sẽ to lên để bù trừ là xương xoăn dưới, thường thấy cho sự phì đại này là cả hai thành phần niêm mạc và phần xương.
Trước khi phẫu thuật tạo hình mũi, một bệnh nhân bị tắc nghẽn mũi nên phải đánh giá bệnh lý bất kỳ nào của xương xoăn đã có, vì điều này sẽ cần phải được giải quyết.

- Concha Bullosa (xoang hơi cuốn giữa)
Concha Bullosa là nơi chứa không khí chủ yếu ở xương xoăn giữa. Xoang hơi cuốn giữa là một bệnh lí hay gặp thường có liên quan đến sự di lệch của vách ngăn mũi về phía đối diện của khoang mũi, sẽ gây ra tắc nghẽn mũi.
- Paradoxical Middle Turbinate (cuốn giữa lộn ngược)
Cuốn giữa lộn ngược đề cập đến một cạnh xương xoăn giữa có độ cong bất thường theo hướng trong-dưới, và là một nguyên nhân hiếm gặp gây nên tắc nghẽn mũi.
Xương mũi
Tắc nghẽn mũi có thể được gây ra khi lệch xương mũi hoặc do xẹp xương mũi sau khi cắt xương không hợp lý.
Khác
Polyp mũi và khối u có thể hay gặp bệnh nhân than phiền là tắc nghẽn mũi.
Đặc điểm giải phẫu bệnh của mũi ở bệnh nhân người châu Á
Một số đặc điểm giải phẫu mũi khác nhau giữa bệnh nhân châu Âu và châu Á
- So với bệnh nhân châu Âu bệnh nhân người châu Á có da ở sống mũi thì dày hơn và ít đàn hồi hơn. Đặc điểm này của da ở sống mũi là lợi thế để che đi đường viền có thể nhìn thấy của mô cấy ghép, nhưng nó sẽ làm cho việc kéo dài mô mềm trở nên khó khăn hơn trong những trường hợp cần chỉnh sửa mũi ngắn.
- Ngoài da ở sống mũi, bệnh nhân người châu Á thì ở đầu mũi có da và mô mềm dày hơn. Lớp da dày và mô mềm này che lấp sự bất thường và không đối xứng của bờ các mảnh ghép sụn bên dưới, cho phép có sai số về kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, lớp da dày sẽ gây trở ngại lớn khi phẫu thuật tạo hình đầu mũi mà mong muốn có đầu mũi đẹp. Sau khi tái tạo sụn (đặc biệt là để giảm đầu mũi hình củ hành), phần da bị bong ra trên khung sụn tiếp tục co lại và co kéo từ từ theo thời gian, da co lại trên khung đầu mũi mới. Ở những bệnh nhân có da đầu mũi dày hơn, da không co lại theo khung sụn bên dưới như là đối với những bệnh nhân có da đầu mũi mỏng.
Da dày hơn cũng sẽ dẫn đến phù nề sau phẫu thuật nhiều hơn và có xu hướng giảm chậm hơn. Hội chứng xơ hóa sau phẫu thuật tạo hình mũi mũi là phổ biến hơn ở những bệnh nhân có dạ dày hơn.
- Da vùng cánh mũi dày hơn và cũng ít đàn hồi hơn ở bệnh nhân người châu Á. Đặc tính này của mô mềm dày ở cánh mũi sẽ là một thách thức lớn khi tịnh tiến cánh mũi trong trường hợp ghép vành cánh mũi.
- Sụn cánh mũi lớn thì nhỏ hơn và ít di động hơn ở bệnh nhân người châu Á. Điều này có nhiều cách. Đầu tiên, kỹ thuật khâu sụn cánh mũi lớn có thể không đủ để đạt được độ nhô của đầu mũi và giảm kích thước đầu mũi. Thứ hai, kỹ thuật khâu sụn hoặc ghép trụ mũi có thể dẫn đến xoay đầu mũi dễ dàng hơn do trụ ngoài yếu.
Thứ ba, ghép sụn độn hoặc ghép sụn cắt nhỏ ở trên trụ trong, có thể gây biến dạng trụ trong hay gây đè lên chân nền mũi và dẫn đến kết quả là đầu mũi không cao.
- Sụn vách ngăn thường nhỏ hơn và mỏng hơn ở bệnh nhân người châu Á. Như vậy, sụn vách ngăn thường không phải là nơi để lấy sụn để ghép kéo dài vách ngăn. Ngoài ra, nguy cơ biến dạng mũi hình yên ngựa cao hơn đối với bệnh nhân người châu Á vì sụn chữ L mỏng hơn của sụn vách ngăn có thể biến dạng theo thời gian. Sau khi ghép kéo dài vách ngăn, phần chữ L yếu của sụn vách ngăn còn lại bị lệch theo thời gian và không có gì lạ khi gặp phải đầu mũi, trụ mũi hoặc lỗ mũi không đối xứng. Khi thực hiện ghép mở rộng vách ngăn ở bệnh nhân người châu Á, điều quan trọng là phải để lại một L-strut rộng hơn trong khi học các mẹo và thủ thuật cần thiết để tối đa hóa việc sử dụng ghép sụn vách ngăn nhỏ cũng như hiểu các kỹ thuật thay thế để sử dụng phương pháp ghép mở rộng vách ngăn.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.