Không giống như các nước phương Tây chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để nâng sống mũi ở các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á vẫn là chất liệu tổng hợp.
Lý do là vì chất liệu tổng hợp không chỉ cung cấp hình dạng nâng sống mũi đẹp hơn và định dạng rõ hơn mà còn đòi hỏi thời gian phẫu thuật ngắn hơn mà không để lại biến chứng ở nơi cho chất liệu có liên quan đến lấy chất liệu tự thân. Người châu Á có lớp da ở sống mũi dày hơn người châu Âu, điều này góp phần làm giảm đáng kể các biến chứng liên quan đến chất liệu tổng hợp ở người châu Á. Tuy nhiên, nâng mũi bằng cách sử dụng chất liệu tự thân vẫn là mục tiêu cuối cùng của các bác sĩ phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ do thực tế là chất liệu tự thân ít có khả năng gây ra các biến chứng liên quan đến chất liều tổng hợp như nhiễm trùng mỏng da sống mũi và đỏ da, co kéo bao xơ lộ chất liệu ra da hay ở tiền đình mũi trong khi tạo nên một tâm lý ít khó chịu.
Không có một chất liệu hay mảnh ghép nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của sống mũi, và mỗi chất liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng Mặc dù việc sử dụng chất liệu tổng hợp thường xuyền trong phẫu thuật nâng mũ người châu Á. nhưng điều quan trọng đối với mọi bác sĩ phẫu thuật nâng mũi là quen thuộc trong việc sử dụng chất liệu tự thân trong phẫu thuật nâng sống mũi cho bệnh nhân có da sống mũi rất mỏng hoặc cho các phẫu thuật chỉnh sửa lại do các biến chứng của chất liệu tổng hợp.
Các chất liệu tự thân thích hợp cho việc nâng sống mũi trong các trường hợp sau:
- Da mũi cực mỏng
- Phẫu thuật chỉnh sửa lại cho các biến chứng liên quan đến chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như mỏng da sống mũi, đỏ da hoặc co thắt bao xơ
- Bệnh nhân không thích dùng chất liệu chất liệu tổng hợp
Ở bệnh nhân Đông Á, các mảnh ghép tự thân thường sử dụng nhất là cần thái dương da-mỡ loại sụn sườn và sụn cắt nhỏ.

Nâng sống mũi bằng cần thái dương
Các cần thái dương thường sử dụng để bọc những sụn cắt nhỏ hoặc bọc một mảnh sụn sườn. Còn sử dụng cho mục đích ngụy trang khung xương sụn có tiềm ẩn nguy cơ nhìn thấy ở những bệnh nhân có làn da mỏng. Và mảnh ghép cận của chính nó có thể sử dụng để đòn vùng sống mũi. Kích thước cần thái dương lấy được rất hạn chế, và sự teo dần đi sau khi ghép tương đối cao, khiến nó bị hạn chế để thực hiện nâng toàn bộ phần sống mũi ở người châu Á có sống mũi quá thấp. Do đó, sử dụng cần thái dương phần lớn để nâng phần gốc mũi hoặc điều chỉnh các bất thường tại chỗ hoặc lõm vùng lưng sống mũi.
Kỹ thuật phẫu thuật
Lấy cân thái dương
Giải phẫu của cân thái dương được mô tả rộng rãi trong Chương 4. Mảnh ghép được lấy giữa đình thái dương và trên vành tai. Các chi tiết của phẫu thuật lấy cần thái dương sâu đã mô tả trong Chương 4.
Kỹ thuật nâng sống mũi
Sau khi lấy mảnh ghép cần thái dương mảnh ghép cần được cuộn để có một kích thước (chiều cao) ưa thích theo chiều dài mong muốn tương tự như một chiếc bánh ngọt cuộn. Cân có chứa rất nhiều chất lỏng ở khoảng kẽ, nên vắt hết chất lỏng ra khỏi mô trước khi cuộn cần lại. Điều này sẽ giảm thiếu khả năng đánh giá quá cao kích thước mảnh ghép. Kích thước mảnh ghép phải lớn hơn kích thước mong muốn để mảnh ghép sẽ bị teo dần đi sau khi phẫu thuật.
Nhìn thấy chất liệu qua da nhiễm trùng hoặc đỏ da là (0%) với mảnh ghép cần thái dương và tỷ lệ sửa lại sau các biến chứng lâu dài là rất thấp. Tuy nhiên tỷ lệ teo dần đi của mảnh ghép là cao và đó là nhược điểm chính. Xem xét tỷ lệ teo dần đi từ khoảng 30% trở lên, mức tối thiểu bắt buộc là 30%. Hình 7.4 cho thấy một ví dụ về nâng phần gốc mũi bằng cách sử dụng mảnh ghép cân thái dương.
Nâng sống mũi bằng da mỡ
Ghép da mỡ ghép đã sử dụng để điều chỉnh sự khiếm khuyết vùng mặt từ lâu.
Mảnh ghép da mỡ kết hợp cả lớp hạ bì và lớp mỡ dưới da bên dưới. Mảnh ghép chỉ gồm mô mỡ dưới da thì có thể có tỷ lệ sống sót kém, tùy thuộc vào vị trí cho mảnh ghép. Một mảnh ghép da đơn thuần thì sẽ tránh được vấn đề về khả năng sống sót này nhưng không cung cấp đủ kích thước mảnh ghép cần thiết cho việc đạn sống mũi. Ngược lại. ghép da mỡ sẽ cung cấp kích thước mô đầy đủ thông qua các mỏ mỡ, do đó việc cung cấp máu cho mảnh ghép bởi đám rối mạch máu dưới da và có liên quan đến tỷ lệ teo dần đi thấp hơn nhiều. Bởi vì điều này ghép da mỡ là chất liệu tự thân sử dụng phổ biến nhất để nâng cao sống mũi ở các nước Đông Á. Đặc biệt. ghép da mỡ có thể áp dụng một cách an toàn nhất cho vùng da sống mũi mỏng sau khi loại bỏ những chất làm đầy (filler) đã tiêm vào mũi trước đó, hay gặp khá phổ biến ở châu Á.
Kỹ thuật mổ sống mũi
Kỹ thuật lấy mảnh ghép
Lấy một mảnh ghép từ một bên của mỏng gần với nếp lần liên kế. Bờ trong của mảnh ghép nằm cách nếp lằn liên kẽ móng khoảng 2 -23 mm. Thiết hể mảnh ghép da mỡ kết hợp nên thiết kế lớn hơn mức cần thiết để sau khi lấy mảnh ghép ra thì mảnh ghép bị co nhỏ lại. Với mục đích độn vùng sống mũi, tác giả lấy mảnh ghép da mỡ dài 60 mm, rộng 10 – 12 mm và sau 6-10 mm. Rạch da bằng lưỡi dao số 15 mà không để lộ lớp mỡ dưới da. Loại bỏ lớp thượng bì ở trên bằng lưỡi dao số 10. Sau khi loại bỏ lớp thượng bì da tiếp tục rạch da sâu xuống mô dưới da. Khi vết mổ ở độ sâu thích hợp, nàng toàn bộ mảnh ghép lên.

Kỹ thuật nâng sống mũi bằng mảnh ghép da mỡ
Không giống như chất liệu tổng hợp silicone ghép da-mỡ được đặt trong các mặt phẳng trên màng sụn và trên màng xương.
Đầu trên của chất liệu tổng hợp silicone thường đặt ở độ cao ngang với đường 2 lông mi trên hoặc ngang nếp mí trên sụn mi. Mảnh ghép da mở ghép nền đặt cao hơn một chút so với điểm này. Đối với hầu hết các bệnh nhân, tác giả tìm thấy điểm giữa nói 2 điểm giữa nếp mí trên sụn mi và lông mày là phù hợp. Điều này sẽ có xu hướng dẫn đến tăng dần tự nhiên của phần gốc mũi khi mảnh ghép da mỡ teo dần đi một phần. Đầu dưới, điểm cuối của mảnh ghép da mỡ phải đạt đến tận đầu mũi.
Trước khi đặt mảnh ghép sống mũi, cắt tỉa mảnh ghép da-mỡ theo chiều rộng và hình dạng thích hợp. Thông thường chiều rộng của mảnh ghép khoảng 10 mm là phù hợp nhưng nền điều chỉnh theo chiều rộng của từng mũi riêng. Với hình dạng của chất liệu tổng hợp silicone, thì nên cắt tỉa đường viền mảnh ghép da mỡ sao cho nền mảnh ghép rộng hơn và vòm thì hẹp hơn. Liên quan đến định hưởng của mảnh ghép da-mỡ thực tế thông thường là đặt mặt hạ bì da lên trên và nằm dưới da trong khoang túi ý tưởng là tạo nên lớp hạ da gần với da mũi, cho phép các tân mạch và tăng khả năng sống sót của mảnh ghép. Tuy nhiên, trong thực tế, tác giả cho rằng sự định hướng của vị trí da mở không ảnh hưởng đến khả năng sống sót của mảnh ghép hoặc sự teo dần đi của mảnh ghép. Ngoài ra việc đặt mảnh ghép sao cho lớp mỡ ở phía trên cùng thì sẽ tạo điều kiện cho việc tạo hình mảnh ghép dễ dàng hơn. Để cố định, phần gốc mũi của mảnh ghép da – mỡ sẽ có định bằng chỉ khâu giữa hai lông mày. ở cuối đầu mũi, thì cố định mảnh ghép vào góc vách ngăn hay vòm cánh mũi.lớn bằng chỉ khâu PDS 5-0. Chỉ khẩu PDS 5-0 sẽ rút ra tháo ra một tuần sau khi phẫu thuật.
Mảnh ghép da mỡ có thể bị teo dần đi một phần cho đến 18 tháng sau khi phẫu thuật. Tốc độ teo đi dần sẽ tăng theo số lượng mà mở trên mảnh ghép. Một số tác giả đã báo cáo tỷ lệ teo dần đi tới 70%. Các tác giả khác đã báo cáo rằng nền độn cao hơn khoảng 25-30% là đủ nhưng tỷ lệ teo dần đi xấp xỉ 40% -> 60% hoặc cao hơn thường được coi là trung bình. Vì vậy thực hiện độn quá cao là cần thiết khi xem xét tỷ lệ teo dần đi này. Bác sĩ phẫu thuật cũng phải xem xét tâm lý bệnh nhân sẽ không thoải mái về chiều cao và hình dạng trong không tự nhiên quá cao so với mong đợi của bệnh nhân sẽ không thỏa mái về chiều cao và hình dạng trông không tự nhiên, quá cao so với mong đợi của bệnh nhân trước khi phẫu thuật để đưa ra một quyết định như vậy, nhưng thường thì mức độ cao hơn khoảng 30-40% là phù hợp. Tuy nhiên tốc độ teo dần đi rất khác nhau giữa các bệnh nhân và không thể dự đoán một cách chính xác.
Teo dần đi xảy ra cho đến khoảng 16 tháng sau phẫu thuật, nhưng không có nhiều thay đổi sau đó. Trong hầu hết các trường hợp, chiều cao sống mũi không đạt được sự mong muốn của bệnh nhân do tỷ lệ teo dần đi cao, đòi hỏi một quy trình bổ sung như tiêm mỡ tự thân.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.