Tiểu phẫu cắt mí mắt trên là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến để tạo ra vùng mí mắt hai mí phù hợp với nét đẹp tự nhiên của mắt người Châu Á.
Mí mắt trên và nếp mí
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% người châu Á không có nếp mí mắt trên (nếp mí); 50% còn lại thì có một số dạng mí. Mắt không có nếp mí được mô tả là “mí đơn”.
Mắt được chia ra hai phần: giữa lông mày-mí và mí. lông mi gọi là mí đôi. Hầu hết các y văn về phẫu thuật thẩm mỹ vào những năm 1950 được cho là tất cả người châu Á không có nếp mí và tất cả người châu Âu đều có nếp mí.
Người châu Á sinh ra có nếp mí thì nhãn cầu trông rộng hơn và mắt lớn hơn và cảm nhận được cảm giác thân thiện hơn so với những người có một mí. Ý tưởng văn hóa của vẻ đẹp nữ tính cũng ảnh hưởng đến mong muốn cho một mí đôi: có một mí đôi cho phép có thái độ nhiều hơn trong việc áp dụng các kỹ thuật thẩm mỹ để làm cho đôi mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hài lòng hơn về mặt thẩm mỹ. Do đó, dựa trên các phương tiện có sẵn những phụ nữ có mí đơn mong muốn có được hai mí.
Đối với người châu Âu cho rằng tất cả người châu Á đều có mắt một mí, một nỗ lực tương đương với “Phương Tây hóa” hoặc “Tây hóa”. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, nó chỉ đại diện cho một nỗ lực để trông giống như những người đồng nghiệp châu Á có mí đôi.
Phẫu thuật cắt mí mắt trên tạo mắt hai mí
Sự phổ biến ngày càng tăng của phẫu thuật cắt mí mắt trên tạo mí ở người châu Á đã được giải thích không chính xác là do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sau chiến tranh Thế giới II và chiến tranh Triều Tiên, một biểu hiện mà người ta tin rằng mong muốn một phần người châu Á theo người châu Âu, để nhìn về phương Tây hoặc tây hóa. Đi nhiều nơi và giảng dạy rộng rãi ở châu Á, tác giả nhận thức rằng ý tưởng về vẻ đẹp sẽ vượt qua thời gian, ranh giới địa lý và sắc tộc. Số lượng bệnh nhân ngày càng tăng để phẫu thuật cắt mí mắt trên cho người châu Á, làm cho nhận thức ngày càng tăng về quy trình phẫu thuật cắt mí mắt trên khi đã du nhập vào văn hóa phương Tây. Kinh nghiệm lâm sàng cho rằng người châu Á không muốn trông như người châu Âu. Một than phiền hay gặp sau mổ là kết quả của tạo mí đôi có hình bán nguyệt, một đặc điểm đặc trưng của người châu Âu, thẩm mỹ người châu Á không thích như vậy.
Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc mí mắt trên giữa người châu Âu và người châu Á đã được Doxanas và Jeong và Cs nghiên cứu trên xác chết. Sự khác biệt chủ yếu giữa mắt 1 mí của người châu Á và mí mắt của người châu Âu có nếp mí xuất hiện ở điểm thấp nhất của vách ngăn cài vào cân cơ nâng mi như người châu Á.
Mỗi người có 1 nếp mí riêng
Ở người châu Âu có nếp mí, vách ngăn ổ mắt hòa lẫn với cân cơ nâng mi khoảng 5-10mm phía trên của bờ trên sụn mi. Dưới điểm này, phần cuối của cân cơ nâng mi được cài vào dưới phần da trước sụn mi và phần da trước vách ngăn, tập trung nhiều nhất ở bờ trên sụn mi và trải dài xuống phía dưới. Collin đã phát hiện bằng kính hiển vi điện tử chi tiết về sự kết hợp các sợi cân cơ nâng mi với vách ngăn mà nó nằm trước sụn mi và các sợi cơ vòng mi trước vách ngăn; ông không thấy bất kỳ sự gắn trực tiếp nào với da.
Đã có một nghiên cứu tiếp theo ở Trung Quốc sử dụng kính hiển vi điện tử quét mô tả sự hiện diện của các sợi cân cơ nâng mi thâm nhập vào các sợi cơ vòng mi để hòa lẫn với da bên dưới nếp mi. Trong nghiên cứu này, được công bố năm 2001, Cheng và Xu đã báo cáo bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử quét và phát hiện các bó sợi của cơ nâng mi xâm nhập xuyên qua cơ vòng mi và hòa lẫn với phần da trên vùng nếp mí, ở những bệnh nhân sinh ra có nếp mí và không có nếp mí. Những khác biệt này không thể phát hiện bằng kính hiển vi thông thường. Các tác giả đã mô tả sự sắp xếp của các bó sợi đi kèm này khác với các sợi trong vách ngăn liên tục. Các bó mỏng hơn, một chiều và sắp xếp như sợi chỉ.
Họ cho rằng khi các sợi này đi qua có vòng mi để gắn vào các sợi dưới da, chúng có hình dạng, liên kết chặt chẽ và nhìn thấy rõ, trong khi các sợi của vách ngăn thì dày hơn và liên kết theo kiểu đan xen. Khi quan sát mí mắt có nếp mí thì quan tâm đến các bó cơ vòng mi nằm ngang được sắp xếp thưa thớt và lỏng lẻo trong một lớp duy nhất, trái ngược với những người mắt một mí (không có nếp mí), có tổ chức cơ dày đặc và các bó cơ được sắp xếp theo một cách phân tầng. Họ kết luận chung là có một tổ chức sợi nối giữa cân cơ nâng mi và da mí mắt mà kết quả là tạo ra chỗ lõm trên mí mắt (nếp mi) ở mí mắt đôi.
Họ rút ra suy luận rằng mục đích của hầu hết các kỹ thuật cắt mí mắt trên 2 mí rõ ràng là tạo nên một sự gắn kết ổn định giữa cân cơ nâng mi và da mí mắt. Họ tiếp tục tuyên bố rằng kết quả không tốt của cơ vòng mi ở những người mắt 1 mí có thể giải thích tại sao kết quả phẫu thuật không thể dự đoán được bằng phương pháp khâu cố định. Sử dụng cách rạch da sao cho việc cắt bỏ một lượng thích hợp cơ vòng mi sẽ làm thay đổi chuyển động của mí trên và đảm bảo kết quả thẩm mỹ. Các tác giả đề xuất phương pháp rạch da với cố định vào trên sụn mi để tạo nên sự liên kết ổn định giữa cân cơ nâng và da mí.
Một nghiên cứu tương tự được đưa ra cùng năm bởi Morikawa và cs đã mô tả các phát hiện mí đơn và mí đôi từ xác của người Nhật bằng kính hiển vi điện tử quét Họ đã có thể phát hiện các sợi collagen phân nhánh từ trong cân cơ nâng mi, chạy qua cơ vòng mi và chèn vào dưới da ngay bên trong vết lõm của nếp mí. Những sợi này không tiếp xúc trực tiếp với da, nhưng nó liên tục với các sợi collagen trong các mô dưới da. Hwang và cs đã cố gắng để cho thấy rằng vách ngăn ổ mắt bao gồm một lớp bên ngoài (màu trắng, nằm nông bên ngoài) và một lớp bên trong sâu hơn, mặt trên thì giáp với cân cơ nâng mi ở dưới, nó quay ngược lên trên và tiếp tục theo vỏ cơ nâng mi, gọi là vỏ cơ nâng mi.
Một số hình vẽ trong bài viết của họ đã cố gắng minh họa cho khái niệm này, và một lát cắt vi phẫu cho thấy những gì được cho là lớp bên trong của vách ngăn ổ mắt và vỏ của cơ nâng mi, nhưng lát cắt phóng đại cao hơn không hiển thị tiếp tục vách ngăn ổ mắt vào vỏ cơ nâng mi, đó là tiền đề của họ. Trước đây đã có sự mô tả lớp trước của cơ nâng mi (vỏ cơ nâng mi) đi xuống và sau đó quặt ngược lên mặt sau của vách ngăn ổ mắt để tới bờ trên ổ mắt, nhưng không có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh sự quặt ngược là có thật, tức là vách ngăn ổ mắt có hai lớp – lớp sau là phẫn quặc lên của vỏ cơ nâng mi.
Hwang và cs đã tiếp tục đề xuất rằng lý do cho một số kỹ thuật tạo mí bị thất bại là do sự còn lại lớp sâu của vách ngăn ổ mắt trên bề mặt cân cơ nâng mi, có thể được phẫu thuật gắn vào da thay vì mong muốn đính da vào cân cơ nâng mi. Họ cũng nói rằng có thể còn lại lớp mỡ phía sau lớp thứ tư này, lớp bên trong của vách ngăn ổ mắt nằm trên bề mặt trước của cân cơ nâng mi và nằm dưới cơ nâng mi, và điều cần thiết phải đi quặt ngược lên trước khi thực hiện việc cố định da-cân cơ nâng mi Bang và cs không đồng ý các lý thuyết thông thường rằng cơ nâng mi chèn vào da để tạo thành nếp mí.
Các tác giả đề xuất lý thuyết này là chính xác hơn, tức là sự vắng mặt của nếp mí có liên quan tới vị trí bám thấp hơn của vách ngăn ở mắt một mí mà không có nếp mí, do đó lớp mỡ di chuyển ít hơn và mí mắt dày hơn thành một nếp mí, ở đó da mỏng hơn và chắc hơn. Nếp mí trong lý thuyết này tương ứng với bờ thấp nhất của túi mỡ mắt, hoặc mức thấp hơn của vách ngăn ổ mắt, thường là 2-3 mm so với điểm cao nhất của cân cơ nâng mi chèn vào da. Sau bài báo cáo nói trên của Bang và cs thì có một cuộc thảo luận ngắn gọn tuyệt vời, nói rằng bờ thấp nhất của túi mỡ có các chất ngưng tụ dạng sợi mịn của tổ chức liên kết nối tiếp cận cơ nâng mi với mô liên kết vách ngăn giữa các sợi của cơ vòng mi.
Nếp mí nằm trên da phía trước sụn mi ở chỗ các sợi chèn vào bên trên và cho thấy một điểm rất hữu ích tạo ranh giới chung giữa bờ thấp nhất của túi mỡ và các sợi mô liên kết tập trung. Khi mắt mở, cơ nâng mi co thì truyền qua các sợi này để tới chỗ kết hợp cơ-da ở trước sụn mi. Phần da trước sụn nằm phía dưới nếp mí di chuyển như một đơn vị đơn lên và xuống, như tấm che mặt của mũ bảo hiểm. Túi mỡ ổ mắt di chuyển ra sau vào trong ổ mắt, và phần da trên nếp mí bị cuốn vào và tạo thành nếp gấp mí. Khoo BooChai tiếp tục nghiên cứu thấy rằng phần da trước sụn thì mềm và rất mỏng, với ít không gian giữa lớp hạ bì và mặt phẳng ranh giới dưới da cho đến bên dưới cơ vòng mi. Phần da ở trên nếp mí là tương đối dày, có một ít mỡ dưới da, nếp mí nằm ở giữa khu vực này.