Mục Lục Bài Viết
Cắt mí mắt bị sụp bằng nâng cơ trên gồm phương pháp treo cơ trán, phẫu thuật phục hồi cơ nâng mi và cân cơ nâng mi và phẫu thuật cơ Muller
- Chỉ số MRD1 (khoảng cách từ điểm phản xạ ánh sáng trên đồng từ đến bờ mi trên) khi ở tư thế ngồi là thông số quan trọng nhất để đánh giá tình trạng sụp mí.
- Trước đây, phương pháp kiểm tra chức năng cơ nâng mi và đo dấu lid lag (mí trên dịch chuyển chậm, không theo kịp sự chuyển động của nhãn cầu) giúp phân biệt sụp mí do cân cơ và sụp mí bẩm sinh.
- Chức năng cơ nâng mi (levator function) là một chỉ số quan trọng để xác định phương pháp phẫu thuật (kéo cao cơ nâng mi, treo cơ trán,…) và cũng là chỉ số giúp đoán được kết quả sau phẫu thuật.
- Các trường hợp sụp mí nhẹ trong khi cơ nâng mi vẫn hoạt động tốt có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt kết mạc – cơ Muller.
- Việc phẫu thuật cho cả hai mắt sẽ dễ dự đoán và cho kết quả cao hơn so với chỉ phẫu thuật cho một bên, đặc biệt là ở người lớn tuổi và người có chức năng cơ nâng mi suy yếu.
- Các yếu tố như da thừa, cơ vòng mi và mỡ có thể làm tình trạng sụp mí thêm nặng hơn và cần được xử lý.
- Ở người lớn tuổi, sự suy yếu cơ và túi mỡ trước sụn mi thường rõ rệt nhất ở phần trong của mí mắt.
- Ở người Châu Á thì thường cần tiến hành các phương pháp tạo nếp mí sau khi khắc phục được sụp mí để duy trì nếp mí bền lâu.
- Cầm máu kĩ và làm mát trong quá trình phẫu thuật là điều cần thiết để tăng độ chính xác khi chỉnh sửa.
- Vấn đề hai mắt không đều sau khi phẫu thuật sụp mí có thể được sửa lại ngay trong vòng một tuần đầu hậu phẫu.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Giới thiệu
Tình trạng sụp hay xệ mí trên được đánh giá bằng chỉ số MRD1 (khoảng cách từ điểm phản xạ ánh sáng trên đồng từ đến bờ mi trên) và chỉ số này thường nằm trong khoảng 3.5 đến 4.5mm ở người phương Tây. Tuy nhiên, chỉ số MRD1 còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, chủng tộc mà cụ thể là thường ở mức thấp ở người cao tuổi, nam giới và người Châu Á. Sụp mí một bên là tình trạng khi một bên mí mắt trên nằm thấp hơn từ 2mm trở lên so với bên mí mắt còn lại.
Cơ nâng mi trên là cơ chính có nhiệm vụ mở mắt nhưng ngoài ra, cơ Muller và cơ trán cũng tham gia vào quá trình này. Những vấn đề về chức năng và giải phẫu của các cơ mở mắt (chủ yếu là cơ nâng mi trên và cân cơ nâng mi) là nguyên nhân chính gây sụp mí. Những người bị sụp mí thường có chân mày cao hơn bình thường vì phải dùng nhiều đến cơ trán để nhướng mày và mở to mắt thay cho các cơ mở mắt bị suy yếu.
Một tình trạng có thể bị nhầm lẫn với sụp mí là chứng hẹp khe mi mắt (pseudoptois). Nguyên nhân của tình trạng này không liên quan đến vấn đề của các cơ mở mắt mà thường là do co mi mắt, lé đứng dưới (hypotropia), lõm mắt (enophthalmos) hoặc lồi mắt (exophthalmos), mắt bụp ở người Châu Á và mí mắt lỏng lẻo (có da thừa nhưng cân cơ vẫn bình thường).

Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Lịch sử phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt bị sụp
Từ khi ra đời đến nay, phương pháp phẫu thuật sụp mí đã có nhiều thay đổi do sự hiểu biết về giải phẫu và sinh lý mắt ngày càng sâu rộng hơn. Thêm nữa, sự đa dạng và hiện đại của nhiều loại dụng cụ, thiết bị phẫu thuật mới cũng là điều đem lại sự thay đổi lớn đối với lĩnh vực phẫu thuật sụp mí ngày nay. Theo các tài liệu ghi chép, phương pháp đầu tiên để khắc phục sụp mí được ra đời ở Ấn Độ. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ được thực hiện đơn thuần bằng cách cắt đi một phần da ở mí mắt trên nên hiệu quả không cao và cũng chỉ mang tính tạm thời. Vì thế, các bác sĩ cần nghiên cứu và phát triển các phương pháp thay thế hiệu quả hơn.
Cơ nâng mi trên, cân cơ nâng mi, cơ Muller và cơ trán là những cơ đảm nhận nhiệm vụ mở mắt và cũng là những cơ được nhắm đến chủ yếu trong quá trình tiến hành phẫu thuật sụp mí. Các phương pháp phẫu thuật sụp mí giúp khôi phục và củng cố chức năng tự nhiên của các cơ mở mắt (cắt ngắn cơ nâng mi trên hoặc cơ Muller).
Các phương pháp này còn tạo ra lực nâng mới (bằng cách treo cơ trán) mà không cần đến các kỹ thuật giảm chiều dài của mí mắt hay cắt bỏ sụn/da và mỡ. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật khắc phục sụp mí.
Treo cơ trán
Vào năm 1880, một bác sĩ nhãn khoa Pháp – Henri – Narcisse Dransart đã ứng dụng một loại chất liệu ngoại sinh làm dây treo và sử dụng cho kỹ thuật khâu vùi bằng chỉ catgut để treo mí mắt lên trán. Năm 1893, C. Hess đã giới thiệu phương pháp dùng một loại chỉ lụa để treo mí mắt tạm thời và tháo chỉ sau 3 tuần. Vào năm 1882, một bác sĩ nhãn khoa người Pháp khác – De Wecker là người đầu tiên sử dụng kết hợp cả da, cơ vòng mi và chỉ lụa để làm dây treo và đây là phương pháp treo cơ trán đầu tiên ứng dụng chất liệu tự sinh.
Vào năm 1909, E. Payr giới thiệu phương pháp dùng mô liên kết ở đùi để treo mi, đánh dấu bước tiến lớn trong phương pháp treo cơ trán và cho đến nay đây vẫn được coi là một chất liệu tiêu chuẩn cho phương pháp phẫu thuật này. Sau đó, E. Yasuna đã nghiên cứu ra một phương pháp treo cơ trán sử dụng cân cơ đùi từ người hiến tặng và phương pháp này nhận được sự quan tâm lớn trong suốt những năm 1970. Vào năm 1966, hai bác sĩ C.W Tillet và G.M Tiller bắt đầu sử dụng chỉ sillicone và ngày nay, chất liệu này vẫn còn được sử dụng. Đến năm 1986, R.L Anderson phát hiện ra rằng dây treo có thể được đặt ở đằng sau vách hốc mắt. Điều này đem lại kết quả cao hơn về mặt thẩm mỹ và giúp nếp mí trông tự nhiên hơn.

Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Phẫu thuật phục hồi cơ nâng mi và cân cơ nâng mi
Phải mãi đến cuối thế kỷ 19 thì phương pháp phẫu thuật cơ nâng mi mới trở nên phổ biến. Trước đó thì các phương pháp treo cơ trán được sử dụng rộng rãi hơn. W.P Bowman là người đầu tiên đưa ra sáng kiến chuyển hướng khắc phục sụp mí từ phương pháp làm suy yếu các cơ nhắm mắt sang củng cố các cơ mở mắt. Vào năm 1857, ông bắt đầu thực hiện phương pháp cắt cả cơ nâng mi và sụn mi bằng cách tiếp cận từ bên ngoài hoặc bên trong.
Quy trình phẫu thuật cơ nâng mi đã có sự thay đổi với sự ra đời của kỹ thuật tiếp cận từ bên ngoài (O. Everbusch) và kỹ thuật cắt cân cơ nâng mi (H. Snellen) nào năm 1883. Vào năm 1896, H. Wolff đã giới thiệu một quy trình thực hiện mới bằng cách tách rời, di chuyển và kéo cao cơ nâng mi. Vào năm 1909, L. Blaskovics lại đề xuất kỹ thuật cắt sụn mi và cơ nâng mi qua cách tiếp cận từ bên trong.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Mặc khác, kỹ thuật tiếp cận từ bên ngoài lại tiếp tục được điều chỉnh bởi L.T Jones – người đã cho ra đời phương pháp phẫu thuật kéo cao cân cơ nâng mi trong khi giữ nguyên vẹn cơ Muller vào năm 1960. R.L Anderson – người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu và thành công với phương pháp phẫu thuật cân cơ nâng mi – đã công bố những nghiên cứu và thành tựu của mình về giải phẫu mí mắt cũng như là ứng dụng của kỹ thuật phẫu thuật cân cơ nâng mi trong những trường hợp sụp mí do thần kinh cơ, lão hóa và các trường hợp sụp mí bẩm sinh nhẹ. Trong suốt những năm 1980, nhiều kỹ thuật khác nhau đã được ra đời, bao gồm cả các kỹ thuật phục hồi chức năng cơ suy yếu, các kỹ thuật khâu cố định hoặc điều chỉnh được cũng như là các lựa chọn khác nhau về kích thước và vị trí của đường rạch.
Phẫu thuật cơ Muller
Phương pháp cắt ngắn kết mạc – sụn mi cơ Muller hay còn được gọi là phương pháp Fasanella-Servat, được giới thiệu vào năm 1961. Đầu tiên, đây cũng được coi là một dạng phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi nhưng sau đó các nghiên cứu mới làm rõ hiệu quả của phương pháp này là nhờ sự tác động đến cơ Muller. Vào năm 1972, Allen M. Putterman đã phát minh ra một loại kẹp mới và điều chỉnh phương pháp này, trong đó chỉ cắt cơ Muller và kết mạc trong khi vẫn giữ lại sụn mi (phương pháp cắt ngắn kết mạc – cơ Muller).

Để tránh chỉ khâu gây kích ứng kết mạc thì L. Lauring đã nghiên cứu ra phương pháp phẫu thuật Fasanella-Servat không cần khâu còn M. Bodian đã dùng kỹ thuật khâu cố định ở bên ngoài bằng chỉ nylon 5/0. Trong khi G. S Weinstein dùng kỹ thuật khâu đánh dấu để tách cơ Muller và đặt kẹp Putterman dễ dàng hơn thì C.E Iliff vẫn sử dụng cách tiếp cận giống như phương pháp Fasanella-Servat và kết hợp cả cân cơ nâng mi vào trong vị trí phẫu thuật.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Bác sĩ Hồ Cao Vũ/ Dr Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.