Nếp mí cao do vị trí không phù hợp, cố định ở vị trí quá cao, cắt đi quá nhiều da, tạo sự liên kết ngoài ý muốn, sụp mí hoặc mắt trũng.
Trong số này thì nguyên nhân phổ biến nhất là do tạo nếp mí ở vị trí không phù hợp. Việc cố định vạt dưới vào một vị trí quá cao có thể dẫn đến hậu quả là nếp mí cao và lật mí. Nguyên nhân còn có thể là do cắt đi quá nhiều da, dẫn đến lượng da còn lại không đủ để che lên nếp gấp mí mắt. Những người bị sụp mí cũng thường bị vấn đề nếp mí cao nếu như nguyên nhân gây sụp mí không được xử lý trong quy trình cắt mí.
Nếp mí cao có thể là nếp mí sâu, nông hoặc bình thường nhưng dạng phổ biến nhất vẫn là nếp mí vừa cao vừa sâu, và thường đi kèm với lật mí. Một số người còn gặp vấn đề độ sâu của nếp gấp mí mắt không đồng đều (ví dụ, phần bên trong của nếp mí nông hơn so với phần ở giữa).
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Giống như các biến chứng khác, nếp mí cao cũng cần được chỉnh sửa tùy theo từng nguyên nhân cụ thể. Nhìn chung, ca phẫu thuật chỉnh sửa thường là quy trình kết hợp của cắt mí và cắt da thừa. Mép bên trên của đường rạch nằm dọc theo nếp mí cũ cần chỉnh sửa còn mép bên dưới nằm ở vị trí nếp mí mới. Nếu không có da thừa và có nguy cơ bị hở mi sau phẫu thuật thì không cần cắt da. Thay vào đó thì có thể dùng đường rạch thấp hơn để bóc tách vạt trên mí mắt và giải phóng nếp mí cũ qua lớp trước cân cơ nâng mi hoặc qua lớp trước vách hốc mắt. Việc giải phóng nếp mí cũ qua lớp trước cân cơ nâng mi giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành lại liên kết ở vị trí cũ. Ở những người bị sụp mí thì đây cũng là một phương pháp được lựa chọn phổ biến vì nó cho phép bác sĩ tiếp cận đến cơ nâng mi. Tuy nhiên, vị trí bóc tách này lại có thể gây tổn thương đến cân cơ nâng mi và dẫn đến hậu quả sụp mí sau phẫu thuật. Mặc khác, giải phóng qua lớp trước vách hốc mắt là phương pháp hạn chế được rủi ro này nhưng lại làm tăng nguy cơ mắt nhiều mí.

Để sửa nếp mí sâu thì bóc tách vạt trên qua lớp trước cân cơ nâng mi vẫn là cách phù hợp hơn. Tuy nhiên, kể cả khi thực hiện đúng thì có khả năng nếp mí vẫn bị sâu sau phẫu thuật. Trong những trường hợp như vậy, có thể vạt dưới cũng góp phần tạo nếp mí sâu và cần được tách khỏi lớp mô bên dưới, sau đó cố định lại ở chiều cao mong muốn. Cách này còn giải quyết được cả vấn đề lật bờ mi (nếu có).
Với nếp mí cao nhưng có độ sâu bình thường hoặc nông thì đều có thể được sửa lại bằng phương pháp cắt mí như đã nói ở phần trước. Tuy nhiên, ngay cả khi nếp mí cũ đã biến mất thì vạt bên dưới vẫn còn sự liên kết chắc chắn và cần phải giải phóng sự liên kết này. Còn nếu như không có sự liên kết thì vạt da bên dưới phải đủ lỏng lẻo để có thể cố định ở chiều cao mong muốn.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Sửa nếp mí cao không thành công
Hai vấn đề chính có thể xảy ra sau khi sửa nếp mí quá cao là lật bờ mi và mắt nhiều mí. Nguy cơ của những vấn đề này sẽ tăng cao nếu bác sĩ không nắm được nguyên tắc chung của quy trình phẫu thuật lần hai, đó là phải tránh tuyệt đối sự hình thành liên kết không mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại khi sửa nếp gấp mí mắt quá cao là giải phóng không hết mô quanh nếp mí cũ. Một nguyên nhân nữa là do các mô liên kết trở lại sau khi được giải phóng.
Cả hai nguyên nhân đều có thể dẫn đến lật bờ mi và chiều cao nếp mí thay đổi theo chuyển động của mắt. Khi nhắm mắt, nếp mí sẽ ở vị trí thấp như mong muốn nhưng khi mở mắt, nếp mí lại được đẩy lên cao.

Mắt ba mí hay mắt nhiều mí cũng là vấn đề không mong muốn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật sửa nếp mí cao do các vị trí cố định khác nhau trong ca phẫu thuật lần thứ nhất và lần thứ hai cùng tồn tại. Trong đó, nếp mí thấp hơn là nếp mí mong muốn còn nếp mí cao là nếp mí còn lại của lần phẫu thuật trước đó. Kể cả sau khi đã giải phóng hoàn toàn sự liên kết thì lớp sau của mí mắt vẫn có thể liên kết lại với lớp đằng trước.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Để tránh những vấn đề này xảy ra thì trong ca phẫu thuật lần hai, bác sĩ cần giữ lại đủ lượng mô mềm, tách cẩn thận sự liên kết giữa các lớp mô, đồng thời ngăn ngừa sự tái liên kết. Để làm được những điều này thì điều quan trọng là phải tuân thủ theo những hướng dẫn sau:
Nếu vạt trên thiếu mô mềm thì có thể hạ mỡ và vách hốc mắt để tăng sự đầy đặn cho vạt bên trên và tạo một lớp màng trượt giữa cơ vòng mi và cân cơ nâng mi (vạt thay thế). Lớp màng trượt này này còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tái liên kết.
- Tương tự, cơ vòng mi cũng có thể được sử dụng làm vạt thay thế.
- Nếu không có đủ mỡ hốc mắt và cơ vòng mi thì có thể đưa vạt mô liên kết lên để củng cố cho vạt trên. Ngoài ra còn có các giải pháp thay thế gồm có ghép vạt da mỡ, cấy mỡ hoặc tiêm mỡ tự thân vi điểm sâu vào cơ vòng mi. Đây là những phương pháp khá hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tái liên kết.
- Để giảm khả năng hình thành lại nếp gấp da ở vị trí cũ thì có thể tạo một vùng mô phình lên ở vạt trên bằng cách khâu da và cơ vòng mi lại với nhau. Luồn kim qua da và cơ vòng mi bên dưới nếp mí mới, sau đó qua cơ vòng mi và da của vạt trên. Bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ nếp mí cũ xuất hiện trở lại, cách này còn giúp tách biệt lớp trước và lớp sau của mí mắt.
- Có thể dùng miếng dán y tế hoặc băng keo y tế để ngăn hình thành nếp gấp ở mép dưới của vạt da trên.
- Nếu khó khắc phục lật mí do sự liên kết quá chắc thì có thể tiêm hoặc xịt steroid pha loãng trong giai đoạn hậu phẫu.
- Việc cắt quá nhiều da có thể khiến cho nếp mí sau khi hạ thấp lại bị kéo lên cao và dẫn đến lật mí. Để tránh vấn đề này thì nên khâu cố định vạt dưới vào sụn mi khi đóng đường rạch. Đây là cách hiệu quả để chống lại lực kéo lên trên do da mí mắt quá căng gây ra.
- Vấn đề thiếu da có thể được khắc phục bằng cách bóc tách 2mm da ở mép của vật trên.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Nếp mí cao thấp không đều
Một lỗi phổ biến khi sửa nếp mí cao là chỉ sửa một phần của vấn đề. Ví dụ, nếu chỉ sửa phần trong của nếp mí thì sẽ khiến cho phần bên ngoài cao hơn, tạo hình dạng bất thường cho mí mắt. Điều này còn có thể tạo ra thêm nếp gấp thừa ở phần bên trong của mí mắt.
Kể cả khi chỉ có một phần của nếp mí bị cao thì vẫn cần sửa toàn chiều dài như các trường hợp nếp mí cao thông thường: gồm có cắt da, giải phóng sự liên kết và khâu cố định. Nếp mí mới sẽ đè lên phần bị cao của nếp mí cũ.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Mí mắt sưng phồng (Sưng phồng trước sụn mi)
Thường xảy ra ở nếp mí cao, hiện tượng sưng phồng này sau khi tạo mắt hai mí thường được gọi là “mí mắt xúc xích” ở Hàn Quốc. Đây là tình trạng mô mềm phình lên không mong muốn ở vùng đằng trước sụn mi (giữa nếp mí và bờ mi), thường xảy ra trong những trường hợp có da mí mắt và cơ vòng mi dày. Ở những người mà mí mắt có các đặc điểm này thì nên tạo nếp mí thấp hơn bình thường để tránh làm cho mí mắt thiếu tự nhiên.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Mức độ sưng phồng của mí mắt tỉ lệ thuận với bình phương chiều cao của lớp mô mềm trước sụn mi, có nghĩa là chỉ một thay đổi nhỏ về chiều cao cũng có thể tạo nên sự cải thiện lớn cho mí mắt. Ví dụ, nếu chiều cao nếp mí giảm từ 4mm xuống 3mm khi mở mắt thì mức độ phồng sẽ giảm đến gần 50% (9/16).

Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là cần cắt bỏ bớt mô mềm trước sụn mi, ví dụ như cơ vòng mi để giảm tình trạng sưng phồng. Cách này không hề có hiệu quả vì nhiều lí do. Thứ nhất, lượng mô bị cắt bỏ sẽ được thay thế bằng mô xơ. Một lí do nữa là các mô xơ sẽ gây cản trở đến sự linh hoạt của mô mềm, khiến chiều cao nếp mí không giảm khi mở mắt. Lâu dần, điều này gây mất độ đàn hồi và làm cho mí mắt sưng phồng vĩnh viễn. Hơn nữa, phần mô thực sự góp phần tạo nên sự sưng phồng ở bên dưới nếp mí nằm ở khoảng 2 – 4mm dưới cùng của mí mắt. Việc cắt đi mô mềm ở vùng này sẽ rất khó khăn do có các nang lông mi và cung động mạch bờ mi.
Để giảm tình trạng sưng phồng ở mí mắt thì bác sĩ cần cân nhắc kỹ mối liên hệ giữa chiều cao và lượng mô mềm được nêu bên trên. Một khi đã hiểu được nguyên tắc này thì có thể tiến hành phẫu thuật sửa lại (cắt mí) bằng cách hạ thấp nếp mí, đồng thời giảm chiều cao và lượng mô mềm trước sụn mi.
Tạo hình thành bụng I Cắt mí I Treo cung mày I Nâng mũi I Nâng mông I Nâng ngực I Căng da mặt I Tháo túi ngực I Tái tạo vú
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Bác sĩ Hồ Cao Vũ/ Dr Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.