Không giống như các nước phương Tây chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để nâng sống mũi ở các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á vẫn là chất liệu tổng hợp
Chỉ định cho phép Da-mỡ trong nâng sống mũi
Mặc dù tỷ lệ teo dần đi là tương đối cao ghép da mỡ cho phép đòn tạo hình tự nhiên vùng sống mũi. So với ghép sụn, da mỏng và đỏ thì ít gặp hơn so với ghép da mỡ. Hơn nữa mảnh ghép không bị các biến chứng của chất liệu tổng hợp như bờ của chất liệu tổng hợp có thể nhìn thấy qua da, bao xơ hoặc nhiễm trùng. Do đó, ghép da mỡ là thích hợp cho các tình huống sau:
- Bệnh nhân có da mũi rất mỏng trong đó chất liệu tổng hợp silicone có thể trở nên dễ nhìn thấy hoặc gây đỏ da.
- Bệnh nhân e ngại về chất liệu tổng hợp silicone hoặc Goretex.
- Bệnh nhân muốn có một cái mũi nâng nhẹ và nhìn nghiêng trong tự nhiên.
- Nâng mũi sửa lại cho những bệnh nhân có da mỏng hoặc đỏ da từ chất liệu chất liệu tổng hợp.
- Sau khi loại bỏ các chất làm đầy (ví dụ: silicone lỏng), da vùng sống mũi có thể rất mỏng với kết cấu không đều. Trong những trường hợp như vậy chất liệu tổng hợp hoặc ghép sụn có thể dễ nhìn thấy qua lớp da mỏng và ghép da mỡ sẽ phù hợp hơn. Có thể sử dụng kết hợp giữa chất liệu tổng hợp và da-mỡ. Trong những trường hợp như vậy, da-mở được đặt xen kẽ giữa mô cấy và da sống mũi.
- Da sống mũi nhăn nheo sau khi loại bỏ chất liệu tổng hợp đòn cao và có thể giải quyết bằng cách ghép da mỡ.
- Chỉnh sửa những khiếm khuyết nhẹ hoặc bất thường ở vùng sống mũi cánh mũi hoặc đầu mũi.
Kỹ thuật ghép da gặp lại theo chiều đọc
Mảnh ghép đa-mỡ trải qua quá trình teo dần đi ở cả lớp hạ bì và lớp mỡ nhưng sự teo dần đi ở lớp mỡ là lớn hơn. Để giữ lại số lượng tối đa của sống mũi độ dày của lớp hạ bì phải được tối đa hóa trong khi giảm thiểu độ dày của lớp mỡ. Một số tác giả đã báo cáo các trường hợp ghép da để độn sống mũi. Tuy nhiên, có những khó khăn trong khi chỉnh sửa những sống mũi rất thấp của người châu Á, do những hạn chế về độ dày của da người. KH Kim và cộng sự đã báo cáo một phương pháp độn sống mũi bằng cách gấp đôi lớp đã đã lấy từ lớp hạ bì ở mỏng. Tuy nhiên. kỹ thuật cho phép nâng sống mũi cao hơn nhiều là kỹ thuật ghép da gấp theo hướng thẳng đứng lần đầu tiên được trình bày bởi Cho IC et al.

Thiết kế vị trí vùng cho
Với bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, thiết kế mảnh ghép ở vùng cùng cụt. Phần đầu dưới của mảnh ghép nằm ở vị trí cao hơn xương cụt khoảng 2 cm. Phần đầu trên của mảnh ghép sẽ thiết kế có thể thay đổi tùy thuộc vào độ dày phần gốc mũi cần được nâng lên. Phần gốc mũi của mảnh ghép cần phải rộng hơn để tăng thêm diện tích phần gốc mũi.
Gây tê tại chỗ
Gây tê tại chỗ dọc theo thiết kế vết mổ. Bên trong vùng ghép, chích thuốc tế nồng có thể làm thay đổi độ dày của da. Sử dụng một cây kim chọc tủy sống dài chích thuốc mê vào mỡ dưới da sâu hoặc cần sau.
Lấy mảnh ghép
Về phương pháp lấy ghép, việc lấy ghép bắt đầu bằng rạch qua ) độ dày của lớp da. Sau đó, thực hiện loại bỏ lớp thượng bì. Tiếp tục, rạch da vào lớp sâu hơn đến lớp mỡ dưới da. Mảnh ghép được nâng lên khi có kết hợp một ít mỡ tối thiểu vào mảnh ghép.
Khâu vật mổ
Vị trí cho mảnh ghép nên đóng lại mà không làm yếu da để giảm thiểu nguy cơ hoại tử da ở rìa vết thương. Khẩu lớp hạ bì bằng chỉ khâu Vicryl 3-0 và khâu da bằng chỉ khâu nylon số 3-0. Không cần dẫn lưu.
Chế tạo mảnh ghép
Chế tạo mảnh ghép bằng cách sử dụng nhiều mũi khâu để khâu gấp mảnh ghép sao cho nó trở nên nhỏ gọn hơn theo chiều ngang và tạo được chiều cao tối đa. Gắn mảnh ghép vào một tấm giấy đày và cố định các đầu bằng kim. Cắt tỉa bớt một phần mỡ dưới da để lại lượng mỡ tối thiểu sao cho độ dày kết hợp giữa lớp hạ bì và mỡ kết vào khoảng 4 mm. Vẽ một đường thẳng dọc theo trục trung tâm của mảnh ghép với hai đường bù thêm ở hai bên. Gấp mảnh ghép làm đôi dọc theo đường giữa bằng cách đặt năm mũi khẩu nylon 6-0 qua các đường bù 2 bền. Gấp các cạnh ghép lại với nhau ở bốn nơi bằng cách sử dụng chỉ khâu nylon 5-0 và điều này trở thành phần đáy của mảnh ghép. Tiếp theo làm nhỏ gọn mảnh ghép hơn nữa bằng cách sử dụng nhiều chỉ khâu dọc hoặc khẩu ngang bên ngoài (nylon 5-0). Nếu mảnh ghép bị phình ra ở phần đáy do các mũi khâu này phải cắt tỉa phần đáy cho đến khi nó phẳng Tiếp theo, khẩu hình tròn bên ngoài bằng chỉ nylon 5-0. Tại thời điểm này mảnh ghép phải đứng được trên nền của nó. Chế tạo chiều cao cuối cùng của mảnh ghép vào khoảng 10 – 12 mm
Đặt mảnh ghép trên Sống
Phần đầu của mảnh ghép sẽ cố định vào phần gốc mũi bằng chỉ khâu kéo ra. Phần đuôi của mảnh ghép sẽ cố định với góc vách ngăn hoặc vòm của sụn cánh mũi lớn.
Ưu điểm và nhược điểm
Định hướng mảnh ghép da theo chiều dọc sẽ làm tăng chiều cao của sống mũi, không phải bởi độ dày của da mà bởi chiều cao gấp lại của mảnh ghép và có sự khác biệt về mặt khái niệm với mảnh ghép da mỡ đơn thuần. Bởi vì điều này, nền của mảnh ghép phải đủ phẳng để không nghiêng sang một bên khi đặt lên sống mũi tránh sự lệch đường giữa của mảnh ghép.
Một điều quan trọng khác là làm cho chiều rộng ghép mảnh hẹp và nhỏ gọn lại bằng cách sử dụng nhiều mũi chỉ khâu. Mảnh ghép da gấp lại sẽ có tỷ lệ teo dần đi là 40% sau 1 năm. Tỷ lệ teo dần đi theo chiều dọc của mảnh ghép da gấp lại thì chưa được báo cáo.
Nâng sống mũi bằng khối sụn sườn
Sụn sườn có kích thước mảnh ghép khá lớn và tỷ lệ teo mảnh ghép rất thấp so với mảnh ghép da mỡ, có lợi thế là tạo sự độn đáng kể cho sống mũi. Tuy nhiên các biến chứng tại vị trí cho mảnh ghép như: tràn khí màng phổi và sẹo thành ngực có thể xảy ra trong việc lấy sụn sườn. Đàn sống mũi bằng sụn sườn đòi hỏi kỹ năng cắt gọt chất liệu sụn sườn cho đạt kết quả thẩm mỹ cần thiết và khả năng đặt chính xác mảnh ghép vào sống mũi, làm giảm thiểu cong vênh mảnh ghép. Trong tay của một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, mảnh ghép sụn sườn có thể cung cấp một kết quả như mong muốn. Mặt khác, kỹ thuật này có tiềm ẩn nguy cơ cong vênh của mảnh ghép khả năng nhìn thấy bờ mảnh ghép qua da, độ lệch do di chuyển mảnh ghép. v.v.
Tuy nhiên, một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm sẽ thực hiện các kỹ năng phức tạp bởi để có thể mang lại hình dạng sống mũi tốt hơn, có thể dự đoán được kết quả rõ ràng hơn so với mảnh ghép da mỡ hoặc sụn cắt nhỏ. Tác giả này tin rằng khối sụn sườn rắn có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho người châu Á có phần sống mũi rất thấp, đòi hỏi phải có phần sống mũi dày từ 5mm trở lên.
Lái sụn sườn
Sụn sườn có thể được lấy giữa xương sườn thứ năm và thứ chín. Trong hầu hết các trường hợp, lấy mảnh ghép ở xương sườn thứ sáu hoặc thủ bảy. Đường mổ lấy sụn ở nếp lằn vú cho phép tiếp cận với sụn sườn thứ năm và thủ sáu. Ở những bệnh nhân có nếp lằn vú thấp hơn, vết mổ cho phép tiếp cận ngay cả đến xương sườn thứ bảy. Khi lấy mảnh ghép sụn sườn để mở rộng vách ngăn cần thiết sụn sườn cho việc độn sống mũi dài hơn khoảng 5 -6 cm. Xương sườn thứ sáu có độ cong, nhưng xương sườn thứ bảy tương đối dài và thẳng hơn. Như vậy sụn sườn thứ bảy thường ưa chuộng hơn cho mục đích nâng sống mũi. Do thường không thể lấy sụn sườn thứ bảy từ nếp lần vú, nên thường thực hiện rạch vết mổ trực tiếp trên sụn sườn thứ bảy để lấy sụn. Thực hiện rạch da nằm ở bờ trên của sụn sườn.
Bệnh nhân càng cao tuổi thì càng dễ bị vôi hóa sụn. Cần phải xác nhận các dấu hiệu vôi hóa và xương hóa thông qua chụp X-quang ngực trước khi phẫu thuật, Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật nền thăm dò sụn sườn cho bất kỳ dấu hiệu vôi hóa nào bằng cách sử dụng kim 25G để châm lên sụn sườn, trước khi rạch da ở thành ngực. Nó cũng đóng vai trò để xác định vị trí chính xác chỗ khớp nối xương sụn. Vôi hóa sụn sườn thường xảy ra vào giữa những năm 30 tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể bị vôi hóa hoặc thậm chí xương hóa toàn bộ sụn. Khi phẫu thuật viên phát hiện sụn sườn bị vôi hóa sau khi thiết kế đường rạch da trên thành ngực phẫu thuật viên có thể tìm một sụn sườn khác để lấy. Ngay cả khi một phẫu thuật viên tìm thấy một hoặc hai sụn sườn bị vôi hóa thông thường các bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm ra các sụn sườn khác ít có khả năng bị ảnh hưởng với hóa.

Cắt gọt sụn sườn
Cắt gọt sụn sườn là bước quan trọng nhất khó khăn và tồn thời gian nhất để nâng mũi thành công. Một mảnh ghép phải cắt gọt chính xác để phù hợp với hình dạng sống mũi. Nếu phẫu thuật viên không thể cắt gọt mảnh ghép theo kích thước và hình dạng cần thiết (chiều rộng mặt đáy và độ dốc / độ lồi của cả hai mặt bên) mảnh ghép sẽ không duy trì bề mặt tiếp xúc chính xác và thậm chí với gốc mũi và sống mũi và có thể gây ra lệch chất liệu ghép hoặc bờ mảnh ghép có thể nhìn thấy qua da.
Biến chứng phổ biến nhất trong ghép khối sụn sườn để nàng sống mũi là cong vênh. Mảnh ghép sụn sườn trải qua sự cong vênh khi mất sự cân bằng giữa lực kéo của lớp ngoài cùng (lớp dưới màng sụn) và lực giãn nở của lớp bên trong sụn. Điều này gọi là nguyên lí cân bằng cắt ngang của Thomas Gibson. 21 Người ta đã bảo cáo rằng những bệnh nhân lớn tuổi có tỷ lệ cong vênh ít hơn trong khi những bệnh nhân trẻ tuổi có tỷ lệ cong vành nhiều hơn. Sử dụng lấy toàn bộ độ dày của sụn sườn để nâng sống mũi ở hầu hết các bệnh nhân châu Á có phần sống mũi rất thấp. Đề nổ lực giảm thiểu sự cong vênh của sụn sườn phẫu thuật viên phải có được một mảnh ghép, mà trong đó các yếu tố cân bằng nội tại phải được duy trì tính đối xứng. Một mảnh ghép sụn sườn có yếu tố cần bằng nội tại tốt thì nên lấy phần lõi sụn hoặc bằng cách cắt gọt mảnh ghép theo cách sao cho các lực biến dạng được cân bằng thông qua đường cắt ngang. Trong thực tế không thể tạo ra một mảnh ghép sụn sườn đối xứng hoàn hảo để nâng sống mũi. Tuy nhiên tôn trọng nguyên lí cản bằng cắt ngang. người ta có thể giảm thiểu độ cong vênh bằng cách cắt gọt đồng tâm của sụn lõi. Một mảnh ghép sụn sườn rắn dày sẽ cắt gọt theo nguyên tắc này để nâng sống mũi có khả năng chống cong vênh khá tốt. Do đó, tác giả tránh sử dụng kỹ thuật dây thép K để đưa vào trung tâm của lỗi sụn sườn đã được báo cáo bởi Gunter và cộng sự.
Thiết kế mảnh ghép với lõi sụn là ở trung tâm mảnh ghép. Chất liệu tổng hợp silicon là hình dạng mong muốn phù hợp nhất để đặt trên sống mũi của bệnh nhân và sẽ cắt gọt khối sụn sườn sao cho giống với hình dạng của chất liệu tổng hợp silicon càng nhiều càng tốt. Đầu tiên, thiết kế bờ rìa của mảnh ghép và cắt bằng lưỡi số 10. Khối sụn sườn sẽ định dạng thêm bằng cách sử dụng dao mổ và dao điện để cắt sao cho phù hợp với chiều rộng và độ lõm của sống mũi. Điều này cần một khoảng thời gian dài và cần một số kinh nghiệm đáng kể để phẫu thuật viên có thể làm quy trình này một cách thoải mái. Chiều rộng mảnh ghép có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực cần ghép. Cắt gọt mảnh ghép sụn sườn hẹp hơn ở phần gốc mũi và phần trên đỉnh mũi so với phần vòm mũi. Điều quan trọng là bề mặt dưới của mảnh ghép phải khớp chính xác với phần sống mũi. Phần đầu của mảnh ghép phải cắt gọt để liên kết phù hợp với phần gốc mũi, đó sẽ là quá trình này đòi hỏi khắt khe nhất. Nếu cần thiết, có thể thực hiện uốn cong phần đầu của mảnh ghép bằng cách áp dụng một số vết cắt ở mặt dưới của phần đầu mảnh ghép.
Cắt gọt một sụn sườn tốt sẽ tốn thời gian ít nhất là một giờ. Như vậy mảnh ghép đã cắt gọt phải đặt trong dung dịch nước muối sinh lí trong một giờ sau đó mảnh ghép cần phải cắt tỉa thêm trước khi đặt vào mũi. Để tăng độ uốn dẻo của mảnh ghép, phẫu thuật viên có thể điều chỉnh bằng cách cắt một số vết cắt qua toàn bộ độ dày của mảnh ghép ở 2 bên bờ mảnh ghép. Quá trình này đòi hỏi phải có một số kinh nghiệm đáng kể. Những sống mũi cần nâng phần sống mũi ít thì sẽ điều chỉnh bằng cách cấy một hoặc hai lát sun mỏng sau khi cắt sụn sườn thành 3 ->5 miếng có độ dày thích hợp. Mặt lõm của mảnh ghép bị cong vênh sẽ đặt về phía mặt lưng của sống mũi để tránh mảnh ghép nhỏ ra ở khu vực phản gốc mũi và trên đỉnh mũi. Khi mảnh ghép bị cong vênh quá nhiều, ta có thể khắc phục bằng cách (1) chấm điểm mặt lõm của mảnh ghép bị cong vênh, (2) tạo một đường khẩu nệm đổi nằm ngang (3) đặt một miếng sụn nhỏ đệm khác có độ cong của mặt đổi diện và (4) thực hiện khẩu cố định mảnh ghép lên sụn bên trên. Kết cấu của sụn sườn tương đối trơn và có thể dễ dàng bị lệch khỏi vị trí đường giữa ban đầu. Do đó, điều rất quan trọng là phải cắt gọt sụn một cách tỉ mỉ sao cho kết quả mảnh ghép có đường bờ chính xác về mặt giải phẫu để tối đa hóa bề mặt tiếp xúc giữa mảnh ghép và phần sống mũi. Điều này không chỉ ngăn ngừa lệch mảnh ghép mà còn giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng cách giảm không gian chết bên dưới mảnh ghép.
Hai mảnh ghép có thể nối với nhau để tạo độ cong tự nhiên làm giảm đường gầy trên đỉnh mũi.
Vị trí của mảnh ghép trên sống mũi
Để ngăn ngừa lệch mảnh ghép, cần tuân thủ các điểm chính sau:
- Kích thước của khoang túi dưới màng xương để đặt mảnh ghép không nên quá rộng. Mảnh ghép phải vừa khít với khoang tủy để giảm thiểu mảnh ghép di động.
- Toriumi và cộng sự đã đề xuất phương pháp cố định ngoài màng sụn sử dụng phương pháp ghép sụn sườn và cài sụn sườn và phía ngoài màng sụn. Theo kỹ thuật của ông ấy khẩu một dải màng sụn sườn vào mặt dưới của 1/3 trên của mảnh ghép sống mũi để tạo ra một giao diện liên kết sụn sườn / màng sụn. Sau đó, dùng dụng cụ đục xương thẳng 2 mm và kẹp xương để đục nhiều lỗ trên mảnh ghép và tạo cho bề mặt của xương sống mũi thô nhám. Và sau đó, mảnh ghép sụn sườn cùng với mảnh ghép màng sụn đặt lên trên đỉnh của xương sống mũi. Bề mặt thỏ của xương sống mũi sẽ tương tác với màng sụn sườn, cùng với khoang túi dưới màng xương rất chắc chắn, sẽ ngăn ngừa trượt, di chuyển hoặc sai lệch của mảnh ghép.
- Cố định mảnh ghép vào sụn cánh mũi lớn bằng chỉ khâu 5-0 PDS. Khâu 2 mũi vào các phần đầu và đuôi của sụn mũi bên.
- Cố định bằng dây K có thể dành riêng cho các trường hợp đặc biệt trong đó không thể hạn chế được mảnh ghép di động do màng xương quá lỏng hoặc trong các trường hợp nàng mũi sửa lại thì màng xương mũi bị mắt. Chọc dây K từ của mũi bên ngoài xuống mảnh ghép và cố định vào xương mũi bên dưới và phải tháo ra một tuần sau khi phẫu thuật.
Khi da da mũi mỏng các mảnh sụn cắt mỏng sẽ lót tự do dọc theo 2 bên bờ của mảnh ghép khối sụn sườn và cố định bên ngoài bằng băng đúc để tránh sự di lệch. Có thể sử dụng cần thái dương hoặc các mảnh màng sụn sườn nhỏ để thay thế. Hình 7.29 và 7.30 cho thấy các ví dụ về đòn sống mũi bằng cách sử dụng một mảnh ghép khối rắn sụn sườn,
Nâng sống mũi bằng sụn cắt nhỏ
Hầu hết những ca ghép sụn tự thân để nâng sống mũi ở bệnh nhân người châu Á là sụn sườn, bởi vì nó cung cấp đủ kích thước sụn cần thiết để nâng cao phần sống mũi. Tuy nhiên, cong vênh mảnh ghép là nhược điểm lớn của ghép khối rắn sụn sườn. Hơn nữa. 2 bờ của mảnh ghép có thể bị nhìn thấy qua lớp da mỏng. Một kỷ thuật khác để khắc phục các nhược điểm trên là ghép sụn cắt nhỏ. Sụn lấy sau đó cắt nhỏ ra từng mảnh và đặt tự do vào khoang tủi vùng sống mũi hoặc có thể học những sụn cắt nhỏ trong một căn và đặt vào trong khoang tủi. Kỹ thuật này có thể sử dụng sụn vành tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Tuy nhiên, dùng đơn lẻ 1 loại sụn vành tai hay sụn vách ngăn thì không cung cấp đủ kích thước chất liệu ghép để nâng cao sống mũi ở hầu hết các bệnh nhân Đông Á bị sống mũi thấp. Có thể thực hiện phẫu thuật nâng sống mũi bằng cả sụn vách ngăn và sụn vành tai nhưng sụn sườn là nguồn thích hợp hơn khi cần một lượng lớn sụn để ghép.
Việc sử dụng mảnh ghép sụn cắt nhỏ đã được báo cáo từ nhiều thập kỷ trước. nhưng đã bị thay thế bằng sự ra đời của chất liệu silicone. Vào năm 2000. Erol đã báo cáo một kỹ thuật mới về phẫu thuật nâng sống mũi bằng cách sử dụng sụn cắt nhỏ được bọc trong Surgicel của Thổ Nhĩ Kỳ, một lần nữa đưa sụn cắt nhỏ vào thực tiễn đương đại. Tuy nhiên, không giống như báo cáo ban đầu. Daniel phát hiện ra rằng mảnh ghép trải qua quá trình teo dần đi hoàn toàn và gợi ý phản ứng của cơ thể để chống lại Surgicel và đó là nguyên nhân làm mảnh ghép treo dần. Do đó, họ đã báo cáo một kỹ thuật cải tiến được gọi là sụn cắt nhỏ và bọc trong căn thái dương. Phương pháp này đã được nhiều bác sĩ phẫu thuật áp dụng do kỹ thuật mổ cũng dễ dàng và giảm tốc độ teo dần đi của mảnh ghép. Nghiên cứu của Brenner và cộng sự đã báo cáo rằng khi sụn được bọc trong cần sẽ làm giảm thiểu các phản ứng viêm của cơ thể với sụn, do đó bảo tồn sụn tốt hơn. Nghiên cứu này chứng minh rằng cân thái dương sâu là cân bọc ưa thích, trong đó bọc cân sẽ chứa các mảnh ghép sụn sẽ tạo điều kiện và khả năng tồn tại các tế bào sụn của mảnh ghép sụn được duy trì lâu hơn.
Hiện nay ghép sụn cắt nhỏ chuẩn bị bằng cách cắt sụn sườn sụn tai hoặc sụn vách ngăn thành các khối nhỏ và đặt tự do trong khoang sống mũi đã bóc tách hoặc bọc trong cần. Kỹ thuật này rất hữu ích để làm phẳng các sống mũi không đều hoặc để tăng cường sống mũi.
Ghép sụn đã cắt nhỏ là một kỹ thuật rất hữu ích để làm phẳng các bất thường trên sống mũi hoặc nâng sống mũi.
Sụn cắt nhỏ tự do
Sử dụng sụn cắt nhỏ ghép tự do để nâng ít sống mũi, điều chỉnh sự bất thường của sống mũi và ghép thêm bờ ngoài mảnh ghép khối sụn sườn. Đối với những trường hợp cần nâng nhiều sống mũi, tốt hơn là sử dụng sụn cắt nhỏ bọc trong cần thái dương.
Kỹ thuật mổ
Lấy sụn
Chất liệu ghép có thể lấy từ sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi hoặc xương sườn. Số lượng lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn là không đủ. Do đó, các sụn này phản lớn được sử dụng để tăng nâng những sống mũi nhỏ hoặc điều chỉnh các bất thường khu trú ở sống mũi trong đó cần một lượng chất liệu ghép ít hơn. Nâng sống mũi lớn có thể thực hiện bằng cách sử dụng sụn sườn.
Cắt nhỏ sụn
Tất cả các loại sụn (sụn vành tai sụn vách ngăn, sụn sườn) được cắt thành những miếng nhỏ có đường kính dưới 0,2 mm. sử dụng lưỡi số 11 hoặc lưỡi dao lấy da. Trộn thêm lượng nhỏ dung dịch gentamicin phẫu thuật như một chất có độ dính tốt, sẽ biển sụn cắt nhỏ thành một hỗn hợp giống như bột nhão.
Gói sụn cắt nhỏ vào ống tiêm
Các hạt sụn cắt nhỏ được gói vào một ống tiêm insulin 1.0 cc. Phẫu thuật viên gói chúng vào ống tiêm sao cho không gian trống hoặc chứa chất lỏng ở mức tối thiểu. Sau đó, sử dụng lưỡi dao số 10 đề cắt ở giữa ống tiêm
Đặt sụn cắt nhỏ lên sống mũi
Ghép sụn tự do vào trong sống mũi thường để làm giảm những bất thường của sống mũi như là một biện pháp bổ trợ cho các phẫu thuật tạo hình mũi khác và đặt những sụn cắt nhỏ này trong khoang bóc tách ở sống mũi như là kỹ thuật cuối cùng. Đường mỗ mũi hở sẽ được khâu lại từ trụ mũi đến 2 bờ ngoài của lỗ mũi nhưng không khâu kín hoàn toàn. Thông qua một lỗ nhỏ bên trái trong lỗ mũi trái. đưa ống tiêm có chứa sụn cắt nhỏ vào trong sống mũi. Đẩy những mảnh ghép sụn cắt nhỏ từ ống tiêm vào dọc theo sống mũi. Tiêm đầy những sụn cắt nhỏ nhẹ nhàng trong khoang bóc tách và rút từ từ ống tiêm ra. Phẫu thuật viên dùng ngón tay cái và ngón trỏ của cả hai tay để nắn chỉnh hình dạng sống mũi. Dùng băng keo giấy để có định hình dạng mũi.
Sụn cắt nhỏ bọc trong cản thái dương
Năm 2004, Daniel và Calvert đã báo cáo phương pháp nâng sống mũi này sử dụng sụn cắt nhỏ và được bọc trong cần thái dương. Sự kết hợp hỗ trợ của cân trong việc đặt mảnh ghép ở vùng sống mũi và giữ các mảnh sụn cắt nhỏ với nhau trong một thời gian dài. Mô sợi sẽ lấp đầy khoảng trống giữa các mảnh sụn, và mảnh ghép trở nên vững chắc và hơi mềm theo thời gian.
Cho dù sự teo dần đi là lớn hơn đối với ghép sụn cắt nhỏ tự do hoặc cho sụn cắt nhỏ bọc thái dương đang gây tranh cãi. Kỹ thuật này có thể cung cấp và duy trì chiều cao sống mũi lớn hơn so với sụn tự do. Do đó, tác giả cho rằng kỹ thuật cắt nhỏ sụn và bọc lại bằng cân là phù hợp hơn cho bệnh nhân Đông Á có sống mũi thấp.
Kỹ thuật mổ
Lấy cân thái dương
Lấy cần theo hình chữ nhật, kích thước khoảng 5cm x 3cm. Đối với da sống mũi mỏng có thể lấy một cần đủ lớn sao cho phần chồng chéo của cần được bọc hướng vào da, do đó có thêm một lớp mà phụ của cần nằm giữa da và các mảnh sụn cắt nhỏ. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ kết cấu không đều ở sống mũi.
Gói sụn cắt nhỏ trong cần hình ống
Sụn được cắt nhỏ và cho vào ống tiêm insulin lcc và phần giữa của ống tiềm được cắt bỏ bằng lưỡi số 10. Trên một cái đĩa lấy cần thái dương trải phẳng ra đặt ống tiêm trên đó. Cần sẽ quấn quanh ống tiêm, và mép bờ cân sẽ khâu lại bằng chỉ tiêu chầm khẩu chạy liên tục. Đầu xa của cân cũng đóng lại bằng chỉ khâu tiêu chậm. Sau đó, cần phẳng biến thành một ống xung quanh ống tiêm.
Những sụn cắt nhỏ nằm trong ống tiêm sẽ tiêm từ từ và nhẹ nhàng vào ống cần đã tạo sẵn. Nên nắn chỉnh cho các hạt sụn lấp đầy trong ống cần, ống tiềm đang dần rút ra khỏi ống cần. Số lượng sụn cắt nhỏ được đẩy vào trong ống cần phụ thuộc vào kích thước mong muốn cần nâng sống mũi. Sau khi hoàn thành đưa các mảnh sụn vào ống cần, đầu cuối của ống cần cũng sẽ khâu lại bằng chỉ khâu tiêu chậm.
Nếu cần nâng sống mũi với một lượng lớn sụn cắt nhỏ, nhiều khoảng 3-4 cc hoặc lớn hơn, có thể dùng một ống tiêm 3cc, thay vì một ống tiêm insulin 1cc. để sử dụng bọc cần bên ngoài. Hoặc cũng có thể sử dụng chất liệu silicone thay vì ống tiêm (Hình 7.34). Sau khi chế tạo ống cân bằng cách bọc cân quanh silicon. sử dụng một ống tiêm chứa đầy các hạt sụn để bơm các sụn cắt nhỏ vào trong sử dụng cùng một phương pháp như ở trên. Sau đó, nếu ống cần không đều hay có hình danghị chưa được như mong muốn của phẫu thuật viên thì có thể dùng chỉ 6.0 kim tròn khẩu vòng quanh ống cản cho hẹp lại hay cao lên. Các chỉ khẩu này để làm giảm chiều rộng của ống cần hoặc và giảm thể tích ống cần theo chiều dọc để tạo ra một mảnh ghép cao hơn.
Chèn sụn cắt nhỏ nằm trong cân vào khoang bóc tách sống mũi
Do tính chất di động của mảnh ghép tự nhiên khi đặt vào mặt phẳng màng xương tạo khoang tủy trên màng sụn và trên màng xương và khoang túi phải rộng hơn một chút so với bản thân mảnh ghép.
Cuối phần đầu của mảnh ghép thì được kéo ra ở gốc mũi, trong khi cuối phần đuôi của mảnh ghép thì khâu vào góc vách ngăn.
Nắng chính mảnh ghép theo hình dáng mong muốn bằng cả 2 tay. Sau đó, cổ định mũi bằng băng giấy và băng nhựa dẻo, duy trì nẹp trong 1 tuần sau mổ. Nếu cần định hình lại mảnh ghép, sau khi tháo nẹp vào ngày thứ bảy, thanh nẹp sẽ giữ trong một thời gian dài hơn. Hình 7.36 cho thấy một trường hợp ví dụ về nâng sống mũi bằng cách sử dụng sụn cắt nhỏ và bọc trong cản thái dương
Những kỹ thuật khác của sụn cắt nhỏ
Sun cắt nhỏ có chất kết dính
Tasman et al đã báo cáo dùng keo fibrin để gắn kết những mảnh sụn nhỏ với nhau.
Một ống tiêm 2 – 5 cc được cắt dọc làm đôi. Sau khi làm khuôn, sẽ chèn sun cắt nhỏ vào khuôn. Đầu tiên, nhỏ một vài giọt có thành phần thrombin, từ bộ sản phẩm keo fibrin nhỏ thêm vào sụn cắt nhỏ. Sụn cắt nhỏ sẽ được đúc thành hình dạng mong muốn tiếp theo là thêm thành phần fibrinogen vào các sụn cắt nhỏ này để tăng độ liên kết. Kéo sụn được ra khỏi khuôn, và sau đó các bề mặt quanh sụn sẽ phủ bằng thành phần fibrinogen. Sau đó, cắt tỉa mảnh ghép sụn cắt nhỏ và đặt lên trên mũi.
Sụn cắt nhỏ bọc trong AlloDerm
Gordon và cộng sự đã báo cáo kỹ thuật cải tiến này, sử dụng AlloDerme mỏng (độ dày 0,79->1,78 mm) để bọc các hạt sụn cắt nhỏ. AlloDerme là một lớp ngoài bì da (ADM) có nguồn gốc từ da của người cho (xác). Báo cáo của Gordon và cộng sự không có dữ liệu về tốc độ teo dần đi. Tuy nhiên, Kim et al đã thực hiện nghiên cứu trên động vật và đã chứng minh rằng tỷ lệ tạo dàn đi rằng AlloDerme tương tự như cần tự thân.
Biến chứng của ghép sụn cắt nhỏ
Ghép sụn cắt nhỏ cho phép nâng sống mũi tương đối dễ dàng điều mà ngay cả phẫu thuật viên ít kinh nghiệm cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, các biến chứng gặp phải có thể dự đoán được bao gồm độ lệch của mảnh ghép sự bất thường hoặc lõm khu trú khả năng teo dần đi khả năng nhìn thấy các sụn cắt nhỏ qua lớp da mỏng (xuất hiện da nổi cục) và mất tóc tại vị trí lấy cần. Cụ thể, lõm khu trú (dần dan) ở vùng rãnh trên đỉnh mũi có thể xảy ra do những khó khăn kỹ thuật trong việc xử lý tỉ mỉ khu vực tiếp xúc giữa mảnh ghép sống mũi và sụn cánh lớn ở đầu mũi. Nếu khả thi, mong muốn để lại mảnh ghép lâu hơn là để ngăn chặn vấn đề này điều quan trọng là lấy một cần thái dương đủ dài để làm xử lý chỗ lõm. Nếu chỗ lõm nhìn thấy hoặc sờ thấy phẫu thuật viên nên đặt sụn bổ sung hoặc ghép cân. Nhìn thấy các hạt sụn qua da thì rất hiếm gặp ở người châu Á vì da mũi dày. Tuy nhiên, một mảnh ghép sụn lớn trên da mũi mỏng sẽ có thể được nhìn thấy qua da hoặc thấy sự bất thường trên sống mũi. Đối với mũi da mỏng thì nên phải cắt với kích thước nhỏ sụn hơn nữa và mảnh ghép cần một lớp khác của cân để bọc lại. Những bất thường nhỏ thì có thể được sửa chữa bằng cách dùng kim số 16 châm vào hạt sụn rồi sau đó chích vào da. Daniel và cộng sự đã báo cáo rằng không cần thiết quá mức vì mảnh ghép sẽ không bị tiêu đi, những vấn đề tạo dàn đi đang gây tranh cãi với nhiều ý kiến từ các tác giả khác nhau. Tốc độ teo dần đi của mảnh ghép sụn cắt nhỏ ít hơn nhiều so với mảnh ghép cần hoặc mảnh ghép da mỡ. Tuy nhiên phải xem xét lại một phần. Giảm thiểu không gian chết giữa các hạt bằng cách cắt nhỏ sụn và đóng gói tối đa các hạt vào ống cần thái dương sẽ hạn chế việc giảm chiều cao sống mũi theo thời gian.
Ưu điểm và chỉ định của ghép sụn cắt nhỏ
Sụn cắt nhỏ có nhiều ưu điểm. Trên hết, phẫu thuật không đòi hỏi nhiều kỹ thuật và không yêu cầu cắt gọt khỏi sụn rắn, điều này mở ra việc sử dụng mảnh ghép này ngay cả với các phẫu thuật viên ít kinh nghiệm.
Ngoài việc độn toàn bộ phần sống mũi, có thể sử dụng ghép sụn để độn một phần (tức là độn phần gốc mũi, không đều sống mũi và lõm khu trú). So với việc sử dụng ghép khỏi sun rắn, ghép sụn cắt nhỏ có ích hơn nhiều trong việc điều chỉnh sự bất thường của sống mũi.
Ngoài ra. sử dụng kết hợp nhiều loại sụn khác nhau, chẳng hạn như sụn vành tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn, và sự kết hợp khác nhau của sụn còn lại để kết hợp lại và cắt nhỏ và ghép cho mục đích sửa chữa những bất thường nhỏ.
So với ghép khối sụn sườn, ghép sụn cắt nhỏ có xu hướng không gây ra vấn đề đường bờ mảnh ghép có thể nhìn thấy qua da. Nó cũng tránh được vấn đề mảnh ghép cong vênh vốn có trong ghép khối sụn sườn rắn.
Có thể tạo khuôn để sửa sai lệch, không đều hoặc chiều rộng của mảnh ghép tối đa 2 tuần sau phẫu thuật.
Trong các trường hợp nâng sống mũi với một lớp da mũi mỏng đường bờ hoặc rìa của một mảnh ghép sụn có thể nhìn thay qua da. Sẽ an toàn hơn khi sử dụng một mảnh ghép mô mềm như da mỡ hoặc cần cho những trường hợp đó. Tuy nhiên, một mảnh ghép mô mềm như vậy sẽ bị ảnh hưởng vì khả năng teo dần đi của mảnh ghép cao. Ngược lại ghép sụn cắt nhỏ ít bị teo dần đi, và có thể có hiệu quả đối với da mỏng
Ghép sụn cắt nhỏ có thể sử dụng để nâng cao sống mũi, nâng cao vùng gốc mũi hay vùng trên đỉnh mũi, điều chỉnh các bất thường của sống mũi và điều chỉnh vấn đề lõm dần ở vùng giữa chất liệu ghép và mảnh ghép sụn đầu mũi.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.