Bài viết này này thảo luận về các kỹ thuật lấy sụn tự thân và các tổ chức mô mềm sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi người châu Á, bao gồm sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn, mỡ dưới da và fascia (can) thái dương.
Sụn tai trong kỹ thuật lấy sụn tự thân
Đối với phẫu thuật tạo hình mũi ở bệnh nhân người da trắng sụn vách ngăn là nguồn sụn để lấy cho ghép vách ngăn mong muốn nhất. Điều này là do sụn nằm trong khu vực phẫu thuật và vì có đủ kích thước sụn để lấy và ghép. Một lý do khác là phần lớn phẫu thuật tạo hình mũi thực sự là phẫu thuật tạo hình vách ngăn.
Tuy nhiên, sụn tai tìm thấy một ứng dụng lớn hơn ở bệnh nhân người châu Á vì họ có sụn vách ngăn nhỏ. Không giống như sụn vách ngăn nhỏ, sụn tai sẽ cung cấp chất liệu ghép có chiều dài phù hợp. Sụn tai là một sụn đàn hồi với độ rắn chắc đầy đủ. Độ cong tự nhiên của sụn tai cho phép ghép những mảnh giải phẫu cao ở vành cánh mũi hoặc vòm mũi. Có thể sử dụng làm thanh chống thẳng khi sử dụng hai lớp sụn tai.

Về mặt mô học, sụn tai là mảnh ghép tương đồng nhất với sụn cánh lớn, với cả hai loại sụn đều là loại nguyên bào sợi. Sụn tai cũng tương tự như sụn cánh lớn ở cả hình dạng và kết cấu dại thể bên ngoài. Sụn xoắn tại được sử dụng phổ biến nhất cho ghép độn trên đầu mũi và ghép cắt nhỏ. Nó cũng hiếm khi sử dụng để ghép bắt cầu ghép thanh chống trụ mũi và ghép trên trụ ngoài của sụn cánh lớn. Ưu điểm của sụn tai là dễ lấy, với tỷ lệ biến dạng vùng cho sụn thấp. Ghép nhiều sụn thì có thể được lấy từ cả sụn phần ổ và hổ ghe của xoắn tại.
Sụn ở phần ổ của xoắn tại thì dày hơn phần hố ghe của xoắn tại và có thể mang lại hình tròn rộng. Nó thường được sử dụng để ghép độn và ghép cắt nhỏ. Để so sánh sụn của hổ ghe có thể dài hơn với hình bầu dục hơn, và thích hợp hơn cho ghép thanh chống trụ mũi, ghép cánh mũi và ghép bắt cầu.
Tai phải của bệnh nhân có thể thích hợp cho các bác sĩ thuật thuận tay phải. Tuy nhiên, nên chỉ cho bệnh nhân biết và tùy họ muốn lựa chọn bên nào là tùy họ.
Vị trí vết mổ
Có thể lấy sụn xoắn tại thông qua đường mỗ ở trước sau tai. Vị trí vết mổ có thể thay đổi tùy theo sở thích của bác sĩ phẫu thuật, nhưng kết quả của quy trình kỹ thuật là mang lại vết sẹo không nhìn rõ. Đường mổ phía trước giúp tiếp cận sụn dễ dàng hơn và có thể lấy được số lượng lớn hơn, nhưng trong những trường hợp hiếm gặp có thể để lại sẹo nhìn thấy rõ.
Đối với đường mổ trước, đường mổ phải nằm vị trí phía trong 2mm so với gờ đổi luân để cho vết sẹo ít nhìn thấy và không biến dạng tai. Đối với đường mổ sau, đường mổ nằm trước 2- 3 mm so với rãnh sau tai.
Gây tê tại chỗ
Gây tê tại chỗ pha trộn epinephrine và lidocain với 1: 100.000, sử dụng ống tiêm 1 mL với kích cỡ mũi kim tiêm 30G. Để lấy được sụn tai đi kèm với màng sụn cần tuân thủ các điều sau: Đầu tiên, tiêm thuốc tê vào lớp mặt phẳng dưới da giữa màng sụn và da. Thứ hai, đầu vát của kim tiêm hướng về phía da. Nếu không sự vô tình khi tiêm thuốc tê làm bóc tách màng sụn ra khỏi sụn tai, màng sụn bị tách ra khỏi sụn ghép.
Giữ lại màng sụn trên sụn ghép sẽ làm tăng độ dày của mảnh ghép, cũng như làm tăng tính ổn định của mảnh ghép. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc để lại mặt sau màng sụn sẽ cho phép hình thành sụn mới tại vị trí cho sụn. Tác giả cho là để lại một lớp màng sụn duy nhất cho các mảnh ghép không nâng đỡ như: mảnh ghép độn trên mũi và ghép cắt nhỏ và cả hai lớp màng sụn cho mảnh ghép cấu trúc như: mảnh ghép thanh chống trụ mũi và ghép bắt cầu.
Khi không cần tích hợp màng sụn vào mảnh ghép sụn, nên sử dụng phương pháp tiêm tê tại chỗ để tách mặt phẳng giữa màng sụn và sụn.
Lấy sụn tự thân
Để tránh biến dạng tai, thì phải bảo tồn rãnh xoắn và gờ đối luân của vành tai trong quá trình lấy mảnh ghép.
Mỗ đường trước tại sẽ sẵn sàng cấp tiếp cận để lấy sụn tai và nhìn thấy trực tiếp các cấu trúc sẽ can được bảo tồn ở vành tai. Đường mổ phải nằm ở vị trí phía trong 2 – 3 mm so với gờ đối luân, để giữ được bờ của gờ đối luân. Nhắc vật do lên, cắt sụn tại theo kích thước mong muốn. Đối với ghép thanh chống trụ mũi hoặc ghép bắt cầu thì cần phải lấy toàn bộ chiều dài của phần xoắn tại. Với đường mồ sau tại thì rất khó để phân định các phần của sụn tai cần lấy và phần cần được bảo tồn. Khu vực của sụn xoắn tại cần lấy được đánh dấu trên bề mặt trước của tai. Phác thảo tương ứng trên bề mặt sau của tai bằng cách dùng kim 25G chọc xuyên toàn bộ độ dày của xoắn tại dọc theo đường viền của vùng được đánh dấu mặt trước tại theo hướng từ trong ra ngoài. Từ phía sau đầu kim sẽ chấm vào mực tím gentian. Tím gentian sẽ dính trên sụn khi là rút kim loại. Rạch da nhẹ nhàng từ phía ngoài cho đến hôm tai, và nâng vạt da lên. Ít nhất phải có một lớp của màng sụn dính vào mảnh ghép. Còn cả hai lớp màng sụn nên kết hợp để ghép bắt cầu. Một khi đã học lộ sụn một cách đầy đủ rạch ngay tại phần bờ ngoài của sụn đã được đánh dấu bằng màu tím gentian và đưa xuống bóc tách giữa sun và da phía trước

Sau khi lấy được sụn, cần được kiểm tra vị trí cho sụn với sự chú ý tỉ mỉ đến bất kỳ mạch máu tiềm năng có nguy cơ chảy để giảm thiểu nguy cơ tụ máu vùng cho. Băng ép tại vị trí cho sụn. Nên sử dụng khuôn tại sau 2- 3 tháng vừa vặn với sụn đã lấy. Mang nó liên tục trong tháng đầu tiên, và mang vào buổi tối vào tháng thứ hai.
Biến chứng lấy sụn tại
Các biến chứng của lấy sụn tai bao gồm khối máu tụ biến dạng tai, sẹo nhìn thấy và sẹo phì đại.
Phòng ngừa tụ máu ở tại đòi hỏi phải cầm máu tỉ mỉ và băng ép cẩn thận. Nếu có một khối máu tụ ở tại không tăng thêm phải mở một phần nhỏ của vết thương kín ra và thông qua đó khối máu tụ sẽ được đưa ra ngoài. Bất kỳ mạch máu đang chảy nào cũng nên được cầm lại thông qua thăm dò lại vết thương. Nếu không loại bỏ khối máu tụ hoàn toàn khỏi khoang vết thương phần còn lại có thể thay đổi xơ hóa và gây ra biến dạng tạo hình hoa cải.
Để tránh biến dạng hình dạng tại không nên lấy sụn xăm lần vào giờ bình tại gờ đối luân gốc và rãnh của tai. Sử dụng khuôn tại sau khi lấy một mảnh ghép sụn lớn để tránh sự sụp đổ của xoắn tại.
Sẹo phì đại và sẹo lồi là một trường hợp ít gặp khi lấy sụn tai. Lựa chọn điều trị đầu tiên là tiêm triamcinolone vào trong sẹo.
Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là một sụn trong suốt. Nó nằm trong vùng phẫu thuật của phẫu thuật tạo hình mũi. Sụn tương đối cứng và phẳng mà không có độ cong đáng kể. Có thể lấy được một mảnh ghép tương đối lớn, để sử dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm ghép trên mặt sống mũi ghép thanh chống trụ mũi ghép kéo dài và ghép mở rộng vách ngăn.
Tiêm tế tại chỗ
Việc tiêm tại chỗ để lấy sụn vách ngăn không chỉ phục vụ mục đích gây tê tại chỗ mà còn cả việc tách niêm mạc sụn vách ngăn. Sử dụng kim tiêm nha khoa tiềm hỗn hợp chứa epinephrine và lidocaine 2% với tỉ lệ 1: 100.000 vào mặt phẳng dưới niêm mạc sụn. Bắt đầu tiêm ở đuôi vách ngăn và tiến dần vào đầu vách ngăn. Thuốc tê tại chỗ phải tiêm sâu vào niêm mạc, và người phẫu thuật viên phải nhìn thấy rõ là niêm mạc vách ngăn sẽ nâng cao lên và trắng ra. Ngoại trừ vùng đuôi vách ngăn và mặt sàn vách ngăn, thì còn lại hầu hết các vùng niêm mạc phải được nâng lên bởi thuốc gây tê. Để thực hiện điều này thì mặt vát của kim nha khoa nên tiếp xúc với bề mặt sụn vách ngăn trong quá trình tiêm
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.