Trong bài viết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quy trình kỹ thuật nâng mũi
Lựa chọn đường mổ và quy trình kỹ thuật cho nâng mũi
Sự lựa chọn giữa phương pháp kín và phương pháp mổ hở phụ thuộc vào sở thích và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật, cũng như để giải quyết một vấn đề làm sàng nhất định trên bệnh nhân và mục tiêu phẫu thuật. Ở hầu hết các bệnh nhân sẹo trụ mũi của phẫu thuật nâng mũi không gây ra vấn đề đáng kể ở hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật.
Tác giả sử dụng phương pháp mổ hở trong 70% phẫu thuật nâng mũi lần đầu và 90% phẫu thuật nâng mũi sửa lại (lần 2 trở đi).
Phương pháp mổ mũi kín
Phương pháp mũi kín cho phép thực hiện kỹ thuật ở sống mũi giảm gỗ, cắt bỏ xương và tạo hình đầu mũi.

Ưu điểm của phương pháp mổ mũi kín
- Có thể nhanh hơn quy trình kỹ thuật hở
- Không để lại sẹo bên ngoài
- Ít phù nề ở đầu mũi
- Không mất tổ chức nâng đỡ đầu mũi
- Dễ chấp nhận đối với những bệnh nhân có cơ địa sẹo xấu
Nhược điểm của phương pháp mổ mũi kín
- Hạn chế tiếp xúc và hình dung vì lỗ mũi nhỏ thường gặp ở người châu Á.
- Tùy thuộc vào phẫu thuật viên, có một sự khác biệt lớn trong khu vực phẫu thuật có thể xử lí bằng phương pháp mổ mũi kín.
- Ở những bệnh nhân có nhiều mô mềm, da mũi dày và sụn cánh lớn nhỏ rất khó khăn khi muốn thực hiện tạo hình đầu mũi bằng phương pháp mổ mũi kín. Các kết quả thường kém hơn so với những người được mồ theo quy trình mổ mũi hở
Lựa chọn bệnh nhân
Phương pháp mổ mũi kín là lý tưởng cho một bệnh nhân có da mỏng mô dưới da ít, lỗ mũi có kích cỡ đủ lớn và sụn cánh lớn vững chắc. Trong phẫu thuật nâng mũi người châu Á. phương pháp này thường sử dụng để tạo độ nhỏ đầu mũi nàng sống mũi chỉnh sửa kéo dài mũi ít và chỉnh sửa độ co kéo cánh mũi nhẹ. Phương pháp mô mũi kín rất hạn chế để chỉnh sửa những trường hợp cổ đầu mũi hình củ hành và có da dày với chức dưới da nhiều, mũi ngắn và mũi lệch. Đối với những trường hợp như vậy, quy trình kỹ thuật mổ hở sẽ áp dụng hiệu quả hơn.
Quy trình kỹ thuật họ trong nâng mũi
Ưu điểm của phương pháp hở
- Tiếp xúc tốt hơn với các cấu trúc mũi
- Đặt chính xác hơn các mũi khâu và vị trí các mảnh ghép
- Chỉnh sửa sẹo và giải phóng những co kéo trong trường hợp mổ mũi lại lần 2
- Cho phép cầm máu tốt hơn và ít nguy cơ gây khối máu tụ
- Kiểm tra chính xác hơn các biến dạng cấu trúc mũi trong lúc phẫu thuật
- Giá trị giảng dạy
Nhược điểm của phương pháp hở
- Seo ở trụ mũi: Vết sẹo là không rõ ràng trong hầu hết các trường hợp. Seo xấu có thể giải quyết bằng laser hoặc phẫu thuật sửa sẹo đơn giản.
- Thời gian mổ lâu hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm sẽ nhận thấy ít sự khác biệt giữa các phương pháp mũi hở và mổ mũi kín. 3. Quy trình mổ mũi hở sẽ gây đầu mũi phù nề lâu hơn.
- Trong những trường hợp hiếm gặp, quy trình mổ mũi hở có thể dẫn đến hoại tử trụ mũi hoặc chóp mũi. Điều này là cực kỳ hiếm ở bệnh nhân người châu Á. đặc biệt là không loại bỏ quá nhiều các mô dưới da ở vùng đầu mũi.
Lựa chọn bệnh nhân
- Mũi ngắn với đầu mũi hếch lên
- Mũi lệch
- Đầu mũi hình củ hành và có mỏ mềm trên đầu mũi dày
- Đầu mũi và lỗ mũi không đối xứng
- Đầu mũi thấp hoặc ngắn với sụn cánh mũi lớn rất nhỏ
- Phẫu thuật sửa lại đau mũi, mà quy trình kỹ mổ mũi kín không thể tiếp can hết toàn bộ sụn cánh mũi lớn
- Phẫu thuật sửa mũi lại cho những trường hợp mũi co kéo
- Biển dạng vòm mũi
- Loại bỏ chất liệu làm đầy do tiềm
Chuẩn bị trước phẫu thuật và gây mê
Hai tuần trước khi phẫu thuật hướng dẫn bệnh nhân nên ngừng dùng NSAID. aspirin thuốc chống đông máu thuốc thảo dược và vitamin E. Các loại thuốc đang được sử dụng ngay cả trong ngày phẫu thuật bao gồm thuốc hạ huyết áp, thuốc DM và hormone tuyến giáp. Bệnh nhân nên phải NPO trong 4 giờ trước khi gây tê IV và 8 giờ trước khi gây mê toàn thân. Bệnh nhân có độ lo lắng nhiều có thể được dùng thuốc giảm lo âu trước khi phẫu thuật.

Hình ảnh trước phẫu thuật (ví dụ hình ảnh và hình chụp X-quang) nên treo trong phòng phẫu thuật.
Cắt tỉa lông mũi cẩn thận (lông tơ mũi) bằng tông đơ cắt tóc mũi hoặc bằng kéo iris cong. Vệ sinh mũi bên trong và toàn bộ khuôn mặt bằng dung dịch Pidi- done-iodine.
Bôi mắt bằng thuốc mỡ mắt rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương giác mạc.
Tác giả thực hiện hầu hết các phẫu thuật nâng mũi dưới gay tể tĩnh mạch. Gây mề toàn thân chỉ dành riêng cho bệnh nhân mà cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 5 giờ bệnh nhân nam cần lấy sụn sườn hoặc các trường hợp cụ thể khác. Các thuốc thường dùng để gây tê tĩnh mạch bao gồm: kết hợp midazolam ketamine propofol và fen- tanyl. Dưới sự theo dõi của bác sĩ gây mê, bệnh nhân cần phải theo dõi huyết áp, đo điện tâm đồ, đo oxy động mạch và các dấu hiệu sinh tồn thích hợp khác.
Sau khi gây tê IV thích hợp, vùng phẫu thuật cần gây tể tại chỗ. Trộn hỗn hợp bằng nhau gồm: lidoocaine 2% và bupivacaine 0,5% pha với epinephrine có tỉ lệ 1: 100.000 cho chích tê tại chỗ. Bupivacaine sẽ kéo dài thời gian phẫu thuật hơn. Nhưng khi gây mê toàn thân thì thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng kéo dài là không cần thiết.
Thuốc trước và trong phẫu thuật nâng mũi
Vẫn còn tranh cãi liên quan đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng thường quy cho phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ và không có hướng dẫn nào về an toàn cần thiết. Theo một vài nghiên cứu phân tích, điều trị bằng kháng sinh dự phòng có liên quan đến việc giảm đáng kể nhiễm trùng sau mổ đối với phẫu thuật tạo hình nâng mũi và phẫu thuật tạo hình vách ngăn. Trong thực tế lâm sàng việc sử dụng kháng sinh dự phòng đã tăng lên theo thời gian. Tác giả cũng sử dụng kháng sinh dự phòng bằng đường tĩnh mạch. Các vi khuẩn bình thường trong khoang mũi chủ yếu là vi khuẩn gram âm như: S. cholermidis và S. aureus và điều trị kháng sinh dự phòng thích hợp chống lại các tác nhân này có thể là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, những bệnh nhân làm việc trong mỗi y tế hay là thường dùng kháng sinh thì họ thường xuyên tiếp xúc với pseudomonas và enterobacter và nên dùng ciprofloxacin là tốt hơn.
Để giảm thiểu phù nề sau phẫu thuật và bầm tím có thể dùng dexametha sone 10mg tiêm tĩnh mạch để giảm thiểu các chống chỉ định. Các steroid cũng giúp giảm buồn nôn rất tốt sau phẫu thuật.
Một điều cực kỳ quan trọng để giảm thiểu chảy máu trong quá trình phẫu thuật tạo hình mũi. Khối máu tụ sau phẫu thuật và sưng bầm sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau phẫu thuật một cách đáng kể. Ở những bệnh nhân người châu Á có da dày và mô mềm nhiều, chảy máu và phù nề có thể tồi tệ hơn so với bệnh nhân có da mỏng hơn. Chảy máu và phù nhiều có thể dẫn đến xơ hóa sau phẫu thuật tạo hình mũi, đặc biệt là vấn đề đề điều chỉnh đầu mũi hình củ hành. Để giảm thiểu chảy máu. cần tiêm tĩnh mạch axit tranexamic 500 mg IV trước khi rạch da và tiêm thêm 500 mg nữa trong quá trình phẫu thuật. Chống chỉ định dùng axit tranexamic ở những bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu hoặc có tiền sử huyết khối mạch máu.
Một tác nhân khác được sử dụng để làm giảm chảy máu trong phẫu thuật là desmopressin (DDAVP), đây là một chất tương tự tổng hợp của hormone chống tiểu và co mạch máu L-arginine. Nó sẽ làm tăng chất hoạt hóa của plasminogen mô và yếu tố nội mô VIII, cả hai đều làm tăng hoạt động đồng máu và giảm aPTT và BT. Thuốc có thể sử dụng cho những trường hợp rối loạn đông máu như thiếu hụt yếu tố Willebrand nhưng có thể hữu ích trong việc giảm thiểu chảy máu trong phẫu thuật ở những bệnh nhân đã sử dụng aspirin hoặc NSAID. Desmopressin cũng làm giảm chảy máu trong phẫu thuật ở bệnh nhân có tiền sử đồng mẫu bình thường. Guyuron et al. đã ủng hộ việc sử dụng desmopressin trong phẫu thuật hàm mặt và điều trị chảy máu cam. Các tác giả này đã đề nghị liều là 0.3 ug/kg. được cho ít nhất 20 phút trước khi đạt hiệu quả mong muốn. Palaia et al. đã báo cáo giảm microhematoma cho bệnh nhân trải qua nàng mặt. Gruber et al. cũng đã báo cáo việc sử dụng desmopressin thường xuyên để giảm tụ máu nhỏ và phù nề sau phẫu thuật. Các tác giả này đã báo cáo việc sử dụng liều nhỏ hơn (0.1 ug/kg) với tối đa là 2 liều thêm vào khi cần thiết sau đó khoảng thời gian 20 phút, đây là quy trình mà tác giả tuân theo.
Đối với phẫu thuật viên, việc sử dụng desmopressin đã làm giảm đáng kể lượng máu chảy trong phẫu thuật, có thể làm giảm thời gian phẫu thuật và căng thẳng từ phía phẫu thuật viên. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về việc liệu lĩnh vực phẫu thuật sạch sau khi dùng thuốc cầm máu sẽ dẫn đến giảm sưng bầm và phù nề sau phẫu thuật.
Các tác dụng phụ có thể có của desmopressin bao gồm giãn mạch ở da đỏ bừng mặt, ngứa ran, đau đầu, cảm giác ấm áp nhịp tim nhanh). Bệnh nhân cao tuổi có thể bị hạ natri máu, những điều này tương đối hiếm khi trừ khi bệnh nhân uống quá nhiều nước. Desmopressin it có tác dụng phụ. Bất kể, thuốc chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành không ổn định và cần phải theo dõi ở người cao tuổi.
Một phương pháp khác để giảm thiểu chảy máu và phủ trong phẫu thuật là đảm bảo kiểm soát huyết áp một cách thích hợp sao cho huyết áp tâm thu không vượt quá 120 mmHg. Chườm lạnh lên mũi sau phẫu thuật có thể hữu ích trong việc thúc đẩy co mạch ở các vùng xung quanh phẫu thuật.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.