Bác sĩ cần nắm rõ về quy trình kỹ thuật cho một cuộc phẫu thuật nâng mũi
Đường mổ và quy trình kỹ thuật cho nâng mũi
Một đường mổ hở qua da và niêm mạc mũi sẽ tạo điều kiện cho phẫu thuật viên tiếp cận vào một số cấu trúc xương và sụn của mũi. Một quy trình kỹ thuật là thực hiện một phương pháp phẫu thuật để tiếp cận hoặc bộc lộ một cấu trúc mũi nhất định, bao gồm bóc tách và có thể cần kết hợp thêm nhiều đường mổ. Có nhiều đường mổ và quy trình kỹ thuật được sử dụng để nâng mũi. Mỗi đường mổ và quy trình kỹ thuật có một ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy không có quy trình kỹ thuật nào có thể cho phép thực hiện nhiều kỹ thuật nâng mũi. Một phẫu có kinh nghiệm nên làm quen với các đường mổ và các quy trình kỹ thuật, và có thể sử dụng để tiếp cận phù hợp nhất cho một tình huống nhất định. Phương pháp tiếp cận cho phẫu thuật nâng mũi bao gồm phương pháp mổ mũi kín (phương pháp trong mũi) và phương pháp mổ mũi hở trong nâng mũi.

Phương pháp mổ mũi kín
Đường mổ bên trong mũi được sử dụng cho phương pháp mũi kín gồm: đường mỏ bờ trong mũi, đường trng sụn, đường mổ giữa 2 sụn và đường mổ ngang.
Đường mổ bờ trong mũi
Đường mổ bờ trong mũi là đường mổ được thực hiện phổ biến nhất trong phẫu thuật tạo hình mũi. Đường mổ bắt đầu ngay bên trong điểm giữa của trụ mũi và tiếp tục dọc theo bờ đuôi của trụ trong của sụn cánh lớn về phía vòm mũi. Gần tới vòm mũi, đường mổ được kéo dài về phía ngoài dọc theo bờ đuôi của trụ ngoài. Với sự co lại ra bên ngoài của vành cánh mũi, bờ đuôi của trụ ngoài có thể quan sát là đường nằm giữa khu vực có và không có lông mũi. Các bờ càng ra ngoài thì càng sâu hơn. Đường mổ bờ trong mũi thì càng về phía cánh mũi thì càng nằm sâu về bên trong lỗ mũi hơn. Không bao giờ thực hiện đường mổ dọc theo vành cánh mũi để tránh những thay đổi hình dạng của lỗ mũi sau mổ.
Đối với kỹ thuật khâu thu gọn chính xác ở sụn cánh lớn, nên rạch vết mổ cho cả hai bên trong nâng mũi. Ngay cả khi không có sụn nhân tạo, việc rạch và bóc tách hai bên có thể cho phép hình thành túi đối xứng để nâng sống mũi hoặc ghép độn sụn đơn giản.
Đường mổ giữa 2 sụn
Đường mổ giữa 2 sụn nằm ở vùng da tiền đình mũi giữa sụn mũi bên và cánh lớn. Đường mổ này sẽ tạo điều kiện tiếp cận vào sụn mũi và xương sống mũi và cho phép có thể bóc tách ngược về phía thùy mũi. Dùng móc đôi kéo cánh mũi ra phía ngoài về phía đầu, trong khi sử dụng ngón giữa của bàn tay đè lên để tạo áp lực và lộ ra khu vực van. Sau khi xác định bờ đuôi của sụn mũi bền, sử dụng lưỡi số 11 hoặc 15 để rạch dọc theo bờ đuôi của sụn rồi hướng về phía góc van.
Đường mổ này thường sử dụng để phẫu thuật chỉnh sửa xương sống mũi (ví dụ: giảm mũi gồ).
Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương van mũi, thực hiện vết mổ phải nhỏ hơn 1->2 mm so với viền tiền đình mũi.
Đường mổ trong sụn
Đường mổ trong sụn đi qua trụ ngoài của sụn cánh lớn. Đường mỗ này nằm ở van mũi và do đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mũi (tức là tránh sẹo của van mũi khi mổ qua đường mổ giữa 2 sụn). Đường mổ này rất hữu ích để cắt bỏ một phần về phía đầu mũi hình củ hành trụ ngoài của sụn cánh lớn. Trong hầu hết các trường hợp, rạch đường mổ khoảng từ 6 ->8 mm đến bờ đầu đến bờ đuôi của trụ ngoài của sụn cánh lớn. Tác giả không khuyến khích sử dụng vết mổ này vì đường mổ trong sụn có thể không đối xứng và vì đầu ngoài của sụn cánh lớn rất dễ không đối xứng.
Đường mổ xuyên 2 bên
Đường mổ xuyên 2 bên là một đường mổ tại vách ngăn màng phủ qua phần đuôi của vách ngăn sụn. Nó cũng có thể gọi là đuôi vách ngăn. Đường mổ này có thể tiếp cận vào vùng vách ngăn, tiền hàm trên, trước sống mũi và sàn xoang mũi. Đường mổ là một vết mổ hoàn toàn thực hiện qua cả hai bên của vách ngăn màng do đó, nó là một đường mổ xuyên suốt ở phần đuôi của vách ngăn sụn. Có thể thực hiện bóc tách dưới màng sụn ở cả hai bên của vách ngăn thông qua vết mổ này.
Đường mổ 1 bên cũng thực hiện ở 1 bên, trong đó rạch vết mổ thông qua một bên của vách ngăn màng. Qua đường mô một bên của vách ngăn màng nâng cả hai bên của niêm mạc-sụn lên. Bác sĩ phẫu thuật thuận tay phải thì tiến hành mổ bên phải của vách ngăn.
Kỹ thuật mổ hở trong nâng mũi
Mổ mũi hở đòi hỏi một đường mổ ngang qua bên ngoài của trụ mũi và đường mỗ kéo dài qua bên trong mũi theo bờ trong cánh mũi.
Đường mổ cắt qua trụ mũi có nhiều biến thể như: hình chữ V ngược, hình tam cấp và chữ V ở nền trụ mũi. Trong số này đường mổ hình chữ V ngược và đường mổ bậc thang là hay sử dụng nhiều nhất. Tác giả thích vết mô hình V ngược vì nó ít nhìn thấy và ít tạo sẹo co kéo sau phẫu phẫu thuật.
Đường mổ được thực hiện tại điểm hẹp nhất của trụ mũi thường là ở phần giữa. Vùng vết mổ này thường là nơi sụn mũi nằm gần da nhất, giúp giảm thiểu khả năng bị sẹo lõm. Nếu đặt vết mổ nằm sau trụ mũi quá nhiều vết sẹo sẽ kéo dài và khả năng vết sẹo lõm cao hơn vì da không được hỗ trợ tốt bởi các cấu trúc sụn mũi.

Sử dụng lưỡi dao số 11 để tạo ra phần V đảo ngược, và dùng lưỡi dao số 15 để rạch đường mổ ngang qua trụ mũi. Đường mổ phải giữ vuông góc với bề mặt da. Đường mổ tiếp tục rạch về phía khu vực vòm cánh mũi dọc theo bờ đuổi của trụ ngoài của sụn cảnh lớn. Ở khu vực vòm mũi, đường mỗ này kéo dài dọc theo bờ đuôi của trụ ngoài của sụn cánh lớn, đó là đường mổ bên trong lỗ mũi. Có thể dùng móc da móc dọc theo bờ đuôi của vết mổ lên, dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ móc da để lật ngược lên và có thể nhìn thấy và tiếp xúc với bờ đuôi của trụ ngoài của sụn cảnh lớn. Có thể khó thực hiện đường mổ trong mũi nếu lỗ mũi nhỏ hoặc nếu bờ đuôi của sụn cánh lớn không thể nhìn thấy rõ ràng. Trong những trường hợp như vậy đường trong lỗ mũi nên dùng lài cho đến sau nàng được độ cao của trụ mũi.
Bóc tách bằng kéo Metzenbaum hoặc kéo Converse góc cạnh để nâng cao phần trụ mũi của vạt và tiến hành tiếp tục bộc lộ vòm mũi và trụ ngoài của sụn cánh lớn. Thực hiện bóc tách dọc theo mặt phẳng mạch máu chỉ ở lớp nông của màng sụn. Nếu thực hiện nàng vạt da bằng cách tách lớp màng ngoài của sụn, thì sun cảnh lớn có thể trở nên mỏng manh đó là điều cần tránh. Ở những bệnh nhân có đa mỏng thì nên cố gắng bóc tách để giữ lại nhiều mô mềm cho vạt da.
Ở những bệnh nhân có đầu mũi hình củ hành và da dày nâng vạt da lên trong khi để lại một phần mô xơ ở vòm mũi và ở trụ ngoài của sụn cánh lớn. Có thể được cắt bớt các mô xơ-mỡ gắn vào sụn cảnh lớn để giảm kích thước đầu mũi. Tuy nhiên tác giả thích để lại các mô xơ mỡ không phải trên sụn mà ở bên cạnh vạt da. Lý do là để lại các mô xơ-mỡ với vạt da và thực hiện quy trình làm mỏng vật như bước cuối cùng trong quy trình phẫu thuật nâng mũi sau khi tiếp xúc với sụn cánh lớn và hoàn thành công việc phép sụn sau đó loại bỏ mô mềm sẽ chính xác hơn. Điều này cũng giảm thiểu phù nề sau phẫu thuật ở chóp mũi. Tất nhiên, sự lựa chọn này tùy thuộc vào kinh nghiệm và sở thích của từng bác sĩ phẫu thuật. Để bảo tồn mạch máu cung cấp cho chóp mũi, nên tránh làm móng vạt quá mức ở khu vực chóp mũi
Tiếp tục mỗ mô bóc tách xa hơn dọc theo sống mũi bằng sử dụng kéo Metzenbaum. Thực hiện bóc tách trên màng sun trên vùng sụn mũi bên. Đối với khu vực xương mũi bóc tách sâu đến dưới màng xương. Sử dụng các vật liệu để nâng sống mũi (ví dụ chất liệu cấy ghép nhân tạo ghép sụn sườn hoặc sụn cắt nhỏ bọc trong fascia) nên đặt ở mặt phẳng dưới màng xương. Lý do đặt dưới màng xương là để cho giảm thiểu khả năng nhìn thấy chất liệu và khả năng di động của chất liệu cây ghép hoặc sụn ghép. Ngoài ra, khi màng xương còn nguyên vẹn có xu hướng giảm thiểu khả năng nhìn thấy các bất thường sau khi giảm gò sống mũi và cắt bỏ xương giữa.
Dùng Joseph đề nâng màng xương lên. Khi nâng màng xương về phía đuôi lên, dùng retractocrAufricht để nâng cả vạt da lên. Tiếp tục bóc tách màng xương đến khi nhìn thấy thấy khoang bên trong tránh để rách màng xương. Các mạch máu nhỏ nằm trên xương mũi cung cấp máu cho vạt da sẽ bị cắt đi trong quá trình nâng cao màng xương. Chảy máu từ các mạch này sẽ tự cam, nhưng các mạch phải được đốt cầm máu trước khi cắt ngang luôn luôn chú ý để giảm thiểu chảy mẫu muộn, tụ máu và bầm tím.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.