Đối với một bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi mới vào nghề, thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hướng giải phẫu của mũi có thể rất khó hiểu.
Sự nhầm lẫn này xuất phát từ thực tế là mũi nằm ở một vị trí nhô ra khác với vị trí lên xuống chuẩn và hướng của đầu (mặt), và các bác sĩ phẫu thuật sử dụng thuật ngữ khác nhau cho hướng và vị trí của mũi. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra các định nghĩa được dùng trong phẫu thuật tạo hình mũi
Giải phẫu mũi trong – phẫu thuật tạo hình mũi
Vách ngăn mũi
Vách ngăn nâng đỡ cho sống mũi và chia phần mũi trong thành hai khoang.
Thành phần của vách ngăn
Vách ngăn bao gồm vách ngăn sụn ở phần đuôi và phần vách ngăn xương ở phần đầu. Các thành phần chính của vách ngăn xương là tấm thẳng đứng (vuông góc) với xương sàng vòm mũi, mỏm mũi của xương hàm trên và xương vòm miệng. Tấm thẳng đứng tạo thành một phần ba trên của vách ngăn xương và liên tục với lá sàng của xương sàng và xương trán. Tấm thẳng đứng nối với đường giữa của mặt dưới xương mũi. Điểm nối của tấm vuông góc và vách ngăn sụn dưới xương mũi được gọi là vùng keystone. Điểm nối của vách ngăn sụn và vách ngăn xương thường nằm ở vị trí 5mm cách khớp gian mũi về phía phần đầu, thường thay đổi tùy theo từng cá nhân.

Vách ngăn sụn nối tiếp với tấm vuông góc theo kiểu từ đầu đến cuối và xương lá mía, và tại điểm nối này thì việc bóc tách tương đối dễ dàng. Sụn được bao phủ bởi một lớp duy nhất đó là niêm mạc. Tuy nhiên, vách ngăn sụn kết nối vững vàng với mỏm hàm trên của tấm vuông góc theo đường rãnh khớp lưỡi. Trong vùng này, màng sụn liên tục với màng xương cho tới mỏm xương hàm trên. Các phần của sợi đi qua khớp nối và phân nhánh ra hai bên đối xứng nhau. Do những kết nối này, khi tách nâng niêm mạc lên rất ễ bị xé rách và rất khó để tách sụn ra.
Rãnh sâu nằm trong phần đuôi và trở nên phẳng hơn ở phần đầu.
Vách ngăn sụn có 3 góc: góc vách trước góc vách ngăn giữa và góc vách ngăn sau.
Vách ngăn sụn có kích thước và hình dạng khác nhau ở từng cá thể. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, mặc dù không có sự khác biệt về độ dày của vách ngăn giữa bệnh nhân người châu Á và châu Âu, nhưng kích thước của vách ngăn sụn ở bệnh nhân người châu Á nhỏ hơn nhiều so với bệnh nhân châu Âu. Theo Hwang và cộng sự, chiều dài và chiều cao trung bình của sụn vách ngăn tương ứng là 3,31 ± 0,53 cm và 2,99 ± 0,47 cm, đối với bệnh nhân người Hàn Quốc.
Ở những bệnh nhân Đông Á có mũi ngắn và dẹt, vách ngăn sụn thường nhỏ hơn và mỏng hơn so với bệnh nhân châu Âu.
Các vách ngăn trong phẫu thuật tạo hình mũi
Thông thường phần dày nhất của vách ngăn sụn là vách ngăn sau dọc theo xương lá mía và mỏm xương hàm trên, tiếp theo là độ dày ở giữa dọc theo sống mũi. Ngay phía trên phần dày nhất này, phần mỏng nhất nằm ở phần dưới của vách ngăn giữa. Ở vùng sống mũi, phần đầu thường dày hơn phần đuôi với phần dày nhất ngay dưới xương mũi. Trong phần đuôi của vách ngăn, sụn dày nhất tại ANS, mỏng nhất ở phần giữa và có độ dày vừa phải ở góc vách ngăn.
Vùng giữa vách ngăn và bờ đuôi của sụn mũi bên là van mũi trong. Góc bình thường của van này là 10-15 độ và có diện tích mặt cắt nhỏ nhất dọc theo đường mũi.
Vách ngăn màng
Không có sụn giữa đầu trong của sụn cánh lớn và bờ đuôi của sụn vách ngăn. Trong không gian này có hai lớp mô mềm và được gọi là vách ngăn màng.
Vách ngăn màng có tính di động cao và thực hiện vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự di động của đầu mũi và trụ mũi cũng như cung cấp hiệu ứng đệm chống lại bất kỳ tác động nào lên mũi. Vách ngăn chứa một cơ nội tại chưa được làm sáng tỏ và cơ hạ vách mũi. Một số báo cáo về một dải xơ này gọi là dây chẳng vách ngăn trụ mũi. Các sụn cánh mũi lớn và vách ngăn màng cho phép sự di động của đầu mũi và là lý do tại sao khi sờ nắn đầu mũi có thể đè xuống. Để duy trì khả năng di động của đầu mũi, bác sĩ phẫu thuật nên giảm thiểu việc đặt vật liệu ghép cứng vào vách ngăn màng.

Niêm mạc sụn của vách ngăn
Niêm mạc vách ngăn sụn dính rất chặt vào sụn ở bờ đuôi và phần dưới (ví dụ, xương lá mía hoặc vùng mỏm xương hàm trên). Độ bám dính lỏng hơn ở vùng sống mũi, vùng giữa và vùng đầu. Do đó, khi bóc tách niêm mạc sụn phải bắt đầu ở vùng ít dính và đi vào vùng dính nhiều hơn, để giảm nguy cơ rách niêm mạc.
Thành bên của mũi trong
Thành bên của mũi trong bao gồm nhiều xương: xương mũi, xương hàm trên, xương lệ và xương sàng cũng như xoăn mũi dưới, tẩm vuông góc của xương vòm và chân bướm trong của xương bướm. Thành bên có ba xương xoăn và các đoạn của xoang (thịt). Các xương xoăn dưới là một xương riêng biệt, trong khi các xương xoăn giữa và cao hơn là các phần của xương ethmoid.
Xương xoăn (cuốn mũi)
Các xương xoăn là các cấu trúc nhô ra khỏi thành bên của khoang mũi và chạy song song với đường lưu thông khí. Mỗi xương xoăn bao gồm cấu trúc xương bên dưới, được bao quanh bởi lớp niêm mạc mũi. Ba xương xoăn được gọi theo vị trí của chúng, là xương xoăn trên, xương xoăn giữa hoặc xương xoắn dưới (Hình 1.58). Trong số này, xương xoăn dưới là lớn nhất.
Các mô mềm của xương xoăn bao gồm niêm mạc, động mạch và tĩnh mạch và các cơ trơn. Các xương xoăn có chức năng cương to lên. Xương xoăn dưới tạo một góc độ nào đó ở cả bên trong và bên dưới. Xương xoăn này có tác dụng điều không khí, sưởi ấm, điều hòa độ ẩm của không khí cả hai đều là chức năng sinh lý quan trọng. Khi vách ngăn bị lệch về một phía, sẽ gây phì đại xương xoăn giữa và dưới ở bên đối diện để lấp đầy khoang trong mũi bị tăng lên. Bởi vì điều này việc điều chỉnh và tái định vị lại vách ngăn bị lệch đòi hỏi phải giảm đồng thời các xương xoăn bị phì đại. Nếu không điều chỉnh đúng cách các xương xoăn bị phì đại, khi tái định vị vách ngăn sẽ tiếp giáp với xương xoăn, điều này có thể ngăn chặn sự tái định vị đúng cách của vách ngăn và làm tắc nghẽn đường mũi với xương xoăn bị phì đại
Ngách mũi
Các ngách mũi là các đoạn trước-sau nằm ở thành bên của khoang mũi. Có ba phần ngách ở khoang mũi: ngách mũi trên, ngách mũi giữa, ngách mũi dưới. Mỗi ngách mũi nằm bên dưới mỗi xương xoăn tương ứng. Các tế bào sàng sau và khung xương bướm-khẩu cái mở vào ngách trên. Ngách giữa tiếp nối với các xoang cạnh mũi (xoang trán, xoang hàm trên và các tế bào sàng trước). Các ống lệ mũi đổ vào ngách dưới.
Động mạch cấp máu
Có hai nguồn cung cấp máu động mạch chính cho mũi trong: động mạch sàng trước và động mạch bướm-khẩu cái
Cung cấp máu cho các bức tường bên
- Chủ yếu từ nhánh mũi sau ngoài của động mạch chân bướm khẩu cái
- Một phần từ nhánh mũi sau trong của động mạch sàng trước và nhánh mũi ngoài của động mạch sàng sau
Cung cấp máu cho vách ngăn
- Vách ngăn đuôi: Đám rối Kiecraftbach Ham (các nhánh của nhánh mũi trong giữa của động mạch sàng trước, nhánh vách ngăn của động mạch môi trên và nhánh vách ngăn sau của động mạch bướm-khẩu cái)
- Vách ngăn đầu: chủ yếu từ nhánh sau của động mạch bướm khẩu cái một phần từ nhánh vách ngăn của động mạch sàng sau
Phân bố cảm giác của mũi trong
Hai dây thần kinh cảm giác quan trọng cho mũi trong là dây thần kinh sàng trước và dây thần kinh từ hạch chân bướm khẩu cái.
Dây thần kinh sàng trước
Nhánh bên trong từ dây thần kinh sàng trước phân bố cho phần vách ngăn trước và phần trước của thành bên của khoang mũi. Nhánh mũi ngoài ngoài của dây thần kinh sàng trước phân bố cho vòm mũi và đỉnh mũi.
Các dây thần kinh từ hạch xương bướm khẩu cái
Các dây thần kinh cảm giác của mũi trong hầu hết được phân bố bởi các hạch xương bướm khẩu cái nằm phía sau xương xoăn giữa. Hầu hết các thành bên của khoang được phân bố bởi dây thần kinh mũi sau – trên và dây thần kinh mũi sau-dưới, cả hai đều là các nhánh của hạch xương bướm-khẩu cái. Nhánh mũi-khẩu cái này cũng xuất phát từ hạch xương bướm khẩu cái và phân bố vào vách ngăn mũi.
Sinh lý mũi
Chức năng sinh lý của mũi
Mũi liên quan đến cấu trúc tĩnh. Tuy nhiên, hình dạng bên ngoài có hình thì có tính di động và có một chức năng rất phức tạp. Tạo hình mũi có thể ảnh hưởng đến một số chức năng này theo các cách khác nhau và những bệnh nhân muốn phẫu thuật tạo hình mũi thẩm mỹ cũng thường muốn điều trị các vấn đề về chức năng. Do đó, các bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi phải tìm hiểu kỹ các chức năng của mũi.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.