Mục đích của phẫu thuật tạo hình mũi là để thay đổi hình dáng mũi thành hình dạng mong muốn, sự am hiểu về giải phẫu cơ bản là vô cùng quan trọng.
Có hiểu biết vững chắc về giải phẫu mũi, thẩm quyền của bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi là phải có khả năng đánh giá thiếu hụt thẩm mỹ ở mũi hoặc bất thường của mũi và đưa ra giải pháp phẫu thuật phù hợp với mong muốn hợp lý của từng bệnh nhân.
Lần trên đầu mũi (supratip break) trong phẫu thuật tạo hình mũi
Supratip break là đường nằm trên sống mũi từ gốc mũi đến vòm đầu mũi. Đó là tại điểm nối giữa sụn mũi bên và sụn cánh mũi lớn và tạo thành ranh giới giữa sống mũi và thùy mũi.
Van mũi ngoài
Xác định van mũi ngoài khác nhau giữa các bác sĩ phẫu thuật. Khi xem xét rất nhiều vị trí ghép sụn để điều chỉnh sự sụp xuống của van mũi ngoài, tác giả đã xác định như sau.
Van mũi ngoài là vùng đuôi tới van mũi trong giới hạn bên ngoài bởi sụn và vành cánh mũi, và bên trong là phần đuôi của vách ngăn và trụ mũi, và bên dưới là bởi lỗ mũi.

Các mô sợi kết nối hỗ trợ sụn cánh mũi lớn trong phẫu thuật tạo hình mũi
Sụn cánh mũi lớn xác định hình dạng và duy trì chiều cao của đầu mũi. Tuy nhiên, bản thân sụn cánh mũi lớn không được hỗ trợ trực tiếp bởi sụn vách ngăn mà được hỗ trợ bằng cách kết nối với các mô sợi. Xếp chồng lên nhau của các tổ chức liên kết hỗ trợ các sụn cánh mũi lớn, từ đó nâng đỡ đầu mũi. Bởi vì điều này, sự gián đoạn trong các mô liên kết sợi này có thể dẫn đến đầu mũi rũ xuống.
Các mô sợi nổi giữa sụn cánh mũi lớn với các mô xung quanh không cứng lắm và cho phép các sụn có thể di động. Sự hỗ trợ từ các mô liên kết có thể cảm nhận bằng độ đàn hồi của đầu mũi khi dùng ngón tay đè lên đầu mũi. Các cấu trúc liên kết sợi thực hiện các vai trò sau:
- Nâng đỡ đầu mũi
- Cho phép đầu mũi di động
- Cung cấp hiệu ứng đệm cho đầu mũi khi chịu lực tác động
Trong khi tạo đầu mũi, đôi khi giải phóng các kết xo
Trong khi tạo hình đầu mũi, đôi khi giải phóng các kết nối xơ này để cho phép sắp xếp lại sụn cánh mũi lớn. Ví dụ, sụn cánh mũi lớn cần phải di chuyển về phía đuôi mũi để chỉnh sửa mũi ngắn. Sụn sẽ không thể di động trừ khi giải phóng hết mô liên kết. Ngược lại, nên bảo tồn các mô liên kết khi thực hiện các mảnh ghép độn hay mảnh ghép cắt nhỏ.
Sau đây là các cấu trúc chính để nâng đỡ đầu mũi:
Dây chằng treo liên vòm
Các mô liên kết lỏng lẻo nằm giữa cặp sụn cánh mũi lớn được gọi là dây chẳng liên vòm. Mô này treo vòm mũi ở góc vách ngăn và đôi khi được gọi là dây chằng treo. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo, cấu trúc này không phải là dây chằng mà là một chất nền của mô liên kết đan xen không đều nhau, bao gồm một ít sợi collagen và sợi đàn hồi. Dây chằng của các bệnh nhân Đông Á lỏng lẻo hơn nhiều so với bệnh nhân châu Âu.
Tổ chức mô này nhiều sẽ làm tăng khoảng cách giữa 2 vòm mũi và dẫn đến đầu mũi hình củ hành. Đôi khi, loại bỏ mô này để tạo ra một mũi thon gọn hơn. Tuy nhiên, khi giải phóng các mô này có thể dẫn đến đầu mũi rủ xuống.
Tổ chức liên kết sợi tại vùng cuộn trong phẫu thuật tạo hình mũi
Vùng cuộn là một điểm nối giữa sụn mũi bên và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn. Trước đây, tổ chức mô ở vùng này gọi là dây chằng liên sụn, những điều này đã không chấp nhận cho mô tả đương đại về vùng cuộn.
Trong vùng này trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn lỏng lẻo chồng lên sụn mũi bên. Vùng cuộn cho phép trụ ngoài trượt nhẹ qua trên sụn mũi bên. Theo Lam SA và cộng sự, đơn vị ULC- LLC, hoặc cuộn, cho là có nhiều hình dạng khác nhau.

Tại vùng này, các mô sợi dày đặc có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi xem dưới kính hiển vi, thì các mô này gồm chủ yếu là các sợi collagen nối hai sụn với nhau, một vài sợi chun và một ít tế bào
Vùng cuộn là phần quan trọng nhất của cấu trúc nâng đỡ đầu mũi. Các quy trình cắt bóc tách qua vùng cuộn (ví dụ: rạch qua giữa 2 sụn) có thể gây ra sự suy yếu để hỗ trợ nâng đỡ đầu mũi.
Tuy nhiên, vùng cuộn cũng được coi là một cấu trúc quan trọng cần can thiệp trong quá trình phẫu thuật để chỉnh sửa mũi ngắn trong phẫu thuật tạo hình mũi người châu Á. Điều này là do không thể định vị sụn cánh mũi lớn lại theo hướng đuôi mà không giải phóng đủ vùng cuộn. Nên bảo tồn vùng cuộn khi ghép sụn độn/ ghép sụn cắt nhỏ, nhưng có thể cần phải giải phóng để cho phép huy động đủ đầu trước hoặc sau của sụn cánh mũi lớn trong trường hợp ghép sụn mở rộng vách ngăn hoặc ghép dài cố định trụ mũi.
Đối với đầu mũi hình củ hành và có trụ ngoài lớn, phải cắt tỉa bớt để giảm thể tích bờ đuôi của trụ ngoài đôi để làm giảm kích thước đầu mũi. Tuy nhiên, làm như vậy dễ có thể trở thành một nguyên nhân làm cho đầu mũi rủ xuống khi phẫu thuật tạo hình mũi .
Do đó, việc thao tác vùng cuộn có hai cân nhắc trái ngược nhau. Một mặt, vùng cuộn là một cấu trúc nâng đỡ đầu mũi và nên được bảo tồn để tránh đầu mũi rủ xuống. Mặt khác, kết nối xơ của vùng cuộn có thể hạn chế sụn cánh mũi lớn di chuyển về phía đuôi-ra thước, trong trường hợp này thì tốt lợi hơn để giải phóng vùng cuộn.
Phức hợp bản lề trong phẫu thuật tạo hình mũi
Phức hợp bản lề là phần kết nối giữa trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn và đỉnh hình quả lê và cũng được gọi là dây chằng phụ (trong thời gian qua). Dưới kính hiển vi, phức hợp bản lề có chứa sụn phụ (sụn cánh nhỏ), mô cơ và một ít tế bào.
Trong chỉnh sửa mũi ngắn của bệnh nhân người châu Á, đôi khi phải tách phức hợp bản lề ra để cho phép di chuyển đuôi của sụn cánh mũi lớn về phía trước.
Kết nối giữa chân trụ mũi và đuôi vách ngăn
Không giống như ở bệnh nhân châu Âu, ở bệnh nhân người châu Á thì không có cấu trúc nâng đỡ rõ ràng nào có thể quan sát thấy ở vùng này. Bởi vì điều này, bệnh nhân người châu Á thường có nền trụ mũi rộng hơn với đầu mũi ít nhô ra hơn. Mặc dù thiếu tổ chức một cách đáng kể, việc tách khoảng trống giữa chân trụ mũi và vách ngăn có thể góp phần làm cho đầu mũi rủ xuống. Do đó, vùng này nên được bảo tồn càng nhiều càng tốt trong quá trình bóc tách vách ngăn.
Sự tách tổ chức ở vùng này đòi hỏi một quy trình tính toán kỹ để tạo độ nhô đầu mũi, chẳng hạn như tách phần đuôi của vạt niêm mạc và cố định bằng chỉ khâu. Tuy nhiên, có thể giải phóng vùng này để di chuyển đầu trong nhiều hơn trong việc chỉnh sửa mũi ngắn hoặc trụ mũi sa xuống.
Vách ngăn màng trong phẫu thuật tạo hình mũi
Các mô mềm giữa đoạn trụ mũi của đầu trong và phần đuôi của vách ngăn có chứa cơ hạ vách mũi. Một số tác giả đã báo cáo sự tồn tại cấu trúc như dậy chẳng vách ngăn trụ mũi hoặc mô liên kết sợi, nhưng sự tồn tại của cấu trúc dây chằng này là một chủ đề vẫn còn gây tranh cãi. Không có cấu trúc đặc biệt tồn tại có khả năng tạo khung nâng đỡ cho đầu mũi. Tuy nhiên, tác giả tin rằng sự gián đoạn của vùng này có thể góp phần làm đầu mũi rũ xuống và cần một kỹ thuật bổ sung để khắc phục nhược điểm này. Treo lên phía trước hoặc di chuyển phần đuôi của sụn cánh mũi lớn để đầu mũi nhô ra hoặc kéo dài mũi có thể yêu cầu giải phóng các mô sợi và cơ ở vùng này. Điều này thường sẽ dẫn đến đầu mũi rủ xuống và sẽ yêu cầu kỹ thuật bổ sung như khâu cố định.
Dây chằng da-sụn trong phẫu thuật tạo hình mũi
Dây chằng da-sụn lần đầu tiên được mô tả bởi Pitangy là một mô giống như dải xơ ở giữa, màu trắng chạy dọc từ giữa của 1/3 trên của sống mũi đến nền trụ mũi. Vẫn tồn tại sự tranh luận về những phát hiện mô học và đường đi giải phẫu của dây chằng này.
Theo nghiên cứu của Han và cộng sự, mô xơ này bắt nguồn từ lớp sâu của cơ ngang mũi, chạy đến phần đuôi, trong của sụn cánh mũi lớn và tận hết ở phần bờ đuôi của sụn vách ngăn và trong một số trường hợp, tận hết ở cơ vòng môi. Về mặt mô học, các mô không phải là một dây chằng nhưng trên thực tế là một dạng cân (fascia). Không có mối kết nối trực tiếp giữa dây chằng da sụn và da sống mũi. Bởi vì điều này thuật ngữ dây chằng da sụn có thể được coi là một cách gọi chưa đúng. Có thể quan sát dây chẳng rõ ràng hơn ở những bệnh nhân bị mũi hình củ hành.
Tham khảo sách y học
Liên hệ tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình
* Số điện thoại: 0911413443/ 0967588668
* Facebook bác sĩ: Hồ Cao Vũ
* Xem video thực tế tại: ĐÂY
* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/hinh-anh/
Bác sĩ Hồ Cao Vũ đã có hơn 20 năm chuyên bệnh lí lành tính và ung thư vú tại bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ và tạo hình sử dụng bằng dao Harmonic, dao Ligasure. Bs Vũ còn chuyên sửa các ca ngực hư, ngực lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, bao xơ cấp độ 1 đến 4, tháo túi ngực… đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA tại Khoa phẫu thuật tạo hình Giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp. Theo thông tin từ chính hãng Johnson & Johnson: “ThS. Bs. Hồ Cao Vũ là người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay sử dụng Harmonic Scalpel trong phẫu thuật nâng ngực.